Phương pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm TW 25 (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Kết quả thu được từ cuộc khảo sát các chuyên gia và khách hàng sẽ được tác giả nhập liệu và sử dụng phần mềm Excel để xử lý. Chỉ số trung bình của 8 yếu tố năng lực cạnh tranh sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về năng lực cạnh tranh của UPHACE. Sau khi các giá trị trung bình được tính tốn, và dựa trên thang đo likert, tác giả có những nhận định về năng lực cạnh tranh của UPHACE theo từng cấp độ:

- Rất yếu: điểm trung bình ≤ 1,80 - Yếu: điểm trung bình từ 1,81 đến 2,60

- Trung bình: điểm trung bình từ 2,61 đến 3,40 - Khá mạnh: điểm trung bình từ 3,41 đến 4,20 - Mạnh: điểm trung bình từ 4,21 đến 5,00

Để so sánh khả năng cạnh tranh của UPHACE với các đối thủ được lựa chọn thì tác giả cũng tính điểm trung bình của từng biến quan sát ở từng cơng ty.

2.3.2Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp

2.3.2.1 Năng lực tài chính

Điểm mạnh

Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy các tiêu chí: quy mơ vốn của Cơng ty (3,57/5), khả năng huy động vốn (3,93/5), tăng trưởng doanh thu (3,73/5), tăng trưởng lợi nhuận (3,46/5) của Công ty đều nằm ở mức khá mạnh. Ở hầu hết những tiêu chí khảo sát này, UPHACE đều mạnh hơn F.T.PHAR, ngoại trừ tiêu chí tăng trưởng doanh thu.

Hiện tại, hoạt động kinh doanh các sản phẩm dược của UPHACE trên thị trường vẫn tăng trưởng đều nên doanh thu và lợi nhuận của Cơng ty có tăng tuy khơng đáng kể. Cụ thể tiêu chí tăng trưởng doanh thu của UPHACE là 3,73/5 điểm, của VIDIPHA là 4,34/5 điểm và của F.T.PHAR là 3,87/5 điểm.

31

Bảng 2.2: Bảng đánh giá năng lực tài chính của UPHACE với các công ty đối thủ cạnh tranh

TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá

UPHACE VIDIPHA F.T.PHAR

1. Năng lực tài chính

1.1 Quy mơ vốn của Cơng ty 3,57 4,15 3,32

1.2 Khả năng huy động vốn 3,93 4,13 3,57

1.3 Khả năng thanh toán (hệ số thanh toán

ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh) 3,07 4,67 3,57

1.4 Cơ cấu vốn (tỷ số nợ so với tổng tài sản,

tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu ) 2,16 4,11 3,2

1.5 Tăng trưởng doanh thu 3,73 4,34 3,87

1.6 Tăng trưởng lợi nhuận 3,46 4,23 3,37

Điểm trung bình 3,22 4,36 3,34

Điểm yếu

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Theo thống kê từ kết quả khảo sát thì năng lực tài chính của UPHACE thấp hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là tiêu chí này của UPHACE chỉ ở mức trung bình (3,22/5), thấp hơn nhiều so với năng lực tài chính của các đối thủ cạnh tranh có cùng điểm xuất phát như VIDIPHA với 4,36/5. VIDIPHA cũng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm mà trước đây cũng thuộc Nhà nước quản lý, tuy nhiên trong thời gian gần đây VIDIPHA đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã dần vượt qua UPHACE. Như vậy, xét về tổng thể thì năng lực tài chính của UPHACE trong thời điểm hiện nay là chưa thật sự cạnh tranh.

Là một công ty cổ phần nhưng UPHACE bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu do chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn, do vậy khả năng huy động vốn của Cơng ty chưa thật sự cao. Cụ thể là tiêu chí này hiện nay khá thấp so với VIDIPHA, chỉ đạt 3,93/5 điểm trong khi điểm trung bình tiêu chí này của công ty đối thủ cạnh tranh như VIDIPHA 4,13/5 điểm, VIDIPHA (4,13) lại tiếp tục bỏ

UPHACE lại phía sau ở một khoảng cách khá xa trong năng lực tiếp cận vốn. Là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm khá sớm thì đáng ra khả năng tiếp cận và thu hút vốn của UPHACE rất lớn nhưng do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa thật sự hiệu quả do đó các nhà đầu tư cũng chưa tin cậy khi đầu tư vào Công ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nỗ lực và năng lực của đội ngũ lãnh đạo đã giúp công ty huy động được nhiều nguồn vốn hơn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Quy mô vốn của UPHACE ở mức khá, gần đây Công ty lại đầu tư hiện đại hóa nhà máy sản xuất thuốc tiêm và thuốc nước do đó nợ vay tăng cao, chỉ tiêu về cơ cấu vốn ở mức thấp nhất so với các đối thủ cịn lại, cụ thể tiêu chí này của UPHACE đạt 2,16/5 điểm, VIDIPHA đạt 4,11/5 điểm, F.T.PHAR đạt 3,20/5 điểm và chỉ tiêu về khả năng thanh tốn cũng ở mức trung bình, đạt 3,07/5 điểm. Như vậy, ở 2 tiêu chí thành phần này, năng lực của UPHACE thấp hơn nhiều so với đối thủ, đặc biệt là VIDIPHA.Chỉ tiêu về cơ cấu vốn của UPHACE thấp ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhìn một cách tổng thể thì phần lớn các tiêu chí thành phần thuộc năng lực tài chính của UPHACE đều thấp hơn so với VIDIPHA, một số tiêu chí thành phần cao hơn F.T.PHAR điều này cho thấy năng lực tài chính của Cơng ty chưa có khả năng cạnh tranh cao.

2.3.2.2 Năng lực quản lý và điều hành

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu cơng ty đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty và chất lượng hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty.

Theo thống kê từ kết quả khảo sát thì năng quản lý và điều hành của UPHACE đạt 3,65/5 điểm, với số điểm này thì năng lực quản lý và điều hành của Cơng ty hiện tại đang đứng cuối cùng trong nhóm các đối thủ cạnh tranh, sau VIDIPHA với 4,13/5 điểm và F.T.PHAR với 3,79/5 điểm.

Bảng 2.3: Bảng đánh giá năng lực quản lý và điều hành của UPHACE so với các công ty đối thủ cạnh tranh

TT Tiêu chí Điểm số đánh giá

UPHACE VIDIPHA F.T.PHAR

2 Năng lực quản lý và điều hành

2.1 Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ lãnh

đạo 4,01 4,17 3,96

2.2 Cơ cấu tổ chức tinh gọn, hiệu quả 3,57 3,87 3,62

2.3 Truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng đến

nhân viên 3,74 4,09 3,77

2.4 Khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh

hiệu quả 2,83 4,27 3,81

2.5 Khả năng tổ chức và thực hiện các quy trình

chất lượng của ngành dược 4,09 4,25 3,80

Điểm trung bình 3,65 4,13 3,79

Điểm mạnh

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Xét chi tiết từng tiêu chí thành phần thì năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo của UPHACE được đánh giá ở mức khá mạnh, đạt 4,01/5 điểm, đứng sau VIDIPHA với 4,17/5 điểm nhưng cao hơn F.T.PHAR với 3,96/5 điểm. UPHACE là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm có vốn đầu tư Nhà nước và được lập ra khá sớm. Tuy Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ công ty Nhà nước đến công ty Cổ phần nhưng lực lượng lao động, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cao và cấp trung của Công ty chủ yếu là những cá nhân đã gắn bó lâu năm với Cơng ty. Trong những năm gần qua, đội ngũ quản lý của UPHACE đa phần có tuổi đời cao. Lực lượng lao động lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động trong Cơng ty chiếm khoảng 40% - 60%. Chính vì vậy, những nhà lãnh đạo của Cơng ty đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm cũng như khá am hiểu về tình hình hoạt động của Cơng ty.

Khả năng tổ chức và thực hiện các quy trình chất lượng ngành dược của Công ty cũng được đánh giá ở mức khá, đạt 4,09/5 điểm. Với số điểm này thì tiêu chí trên được đánh giá ở mức khá và xếp thứ hai, thấp hơn VIDIPHA với 4,25/5 điểm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chất lượng do Ngành quy định. Các dây chuyền sản xuất của công ty đều thực hiện theo tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP – WHO), bao gồm :

 Dây chuyền sản xuất thuốc Viên- Cốm- Bột Betalactam.

 Dây chuyền sản xuất thuốc Viên- Cốm- Bột Non Betalactam.

 Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.

 Phòng Kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP.

 Hệ thống kho nguyên liệu, thành phẩm đạt tiêu chuẩn GSP.

Điểm yếu

Mức độ tinh gọn, hiệu quả của cơ cấu tổ chức của Công ty được các chuyên gia đánh giá ở mức khá mạnh, đạt 3,57/5 điểm, tuy nhiên đây là số điểm thấp nhất trong các công ty tham gia cuộc khảo sát, cụ thể VIDIPHA đạt 3,87/5 điểm và F.T.PHAR đạt 3,62/5 điểm. Hiện nay, việc bố trí các phịng ban và phân chia trách nhiệm cho từng phòng ban của Công ty vẫn chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân sâu xa là do trước kia UPHACE là công ty Nhà nước, do vậy còn tồn tại nhiều bất cập về cách quản lý. Một trong số đó là cách sử dụng lao động, thời điểm cổ phần hóa Cơng ty đã không tiến hành sắp xếp lại lao động đã dẫn đến hệ quả là có một lượng lớn lao động gần đến tuổi nghỉ hưu nghỉ việc, do đó hàng năm Công ty phải chi trả một lượng tiền dao động khoảng 1 tỷ đồng để trợ cấp thôi việc.

Tiêu chí thành phần về khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả của Công ty bị đánh giá khá thấp, đạt 2,83/5 điểm, đây là số điểm trung bình. Với số điểm này thì khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả của UPHACE kém hơn VIDIPHA và F.T.PHAR. Thật vậy, kể từ thời điểm cổ phần hóa năm 2007 cho đến nay, Công ty vẫn chưa thật sự tạo ra bước ngoặt phát triển nào đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, UPHACE vẫn chưa phải là một thương hiệu dược phẩm được nhiều người biết đến và tin dùng. Thêm vào đó, nếu xét đến một số doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm, cũng từng là doanh nghiệp do Nhà nước quản lý

và cũng được cổ phần hóa vào thời điểm tương đương UPHACE như MEKOPHAR, VIDIPHA… thì rõ ràng những doanh nghiệp này đã vượt xa UPHACE.

2.3.2.3 Năng lực uy tín, thương hiệu

Kết quả khảo sát cho thấy năng lực uy tín, thương hiệu của UPHACE trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm đạt 3,63/5 điểm, đứng sau VIDIPHA với 4,24/5 điểm và cao hơn F.T.PHAR với 3,55/5 điểm.

Điểm mạnh

Công ty được đánh giá khá cao ở tiêu chí thành phần Cơng ty quan tâm nhiều đến sự an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng. Các chun gia đánh giá tiêu chí này của Cơng ty đạt 4,52/5 điểm, cao hơn các đối thủ cạnh tranh VIDIPHA với 4,51/5 điểm và F.T.PHAR với 4,07/5 điểm. Trong những năm qua, Công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc sản xuất kinh doanh trên cơ sở khơng gây nguy hại cho mơi trường và an tồn cho khách hàng. Hàng năm, Công ty tiến hành đo môi trường lao động do Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động – môi trường TP.HCM thực hiện. Kết quả đo khu vực nào khơng đạt thì Cơng ty tìm biện pháp khắc phục. Trong những trường hợp như độ ồn vượt mức cho phép: công ty sử dụng nút tai chống ồn, ánh sáng không đủ : tăng cường đèn chiếu sáng, bụi nhiều: đeo khẩu trang nhiều lớp. Thêm vào đó, để tránh nhiễm chéo trong các khu vực sản xuất, công ty đo vi khí hậu bên ngồi khn viên để đánh giá lượng bụi có phát tán ra ngồi khơng và tiếng ồn có ảnh hưởng khu vực nhà dân hay khơng.

Cơng ty cũng được đánh giá là một đối tác uy tín. Ở tiêu chí thành phần này, Công ty đạt 4,77/5 điểm, dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh như VIDIPHA với 4,69/5 điểm và F.T.PHAR đạt 4,38/5 điểm. Trong những năm qua, Công ty đã tham gia vào

Hi

ệ p h ộ i S ả n xu ất Kinh doanh Dượ c Vi ệ t Nam, Hiệp hội Hàng Việt Nam Chất lượng

Bảng 2.4: Bảng đánh giá năng lực uy tín, thương hiệu của UPHACE so với các công ty đối thủ cạnh tranh

TT Tiêu chí Điểm số đánh giá

UPHACE VIDIPHA F.T.PHAR

1 Năng lực uy tín, thương hiệu

1.1 Cơng ty có uy tín trên thị trường 3,77 4,71 3,79

1.2 Biểu tượng (logo) của công ty dễ nhận biết 2,82 3,75 3,11 1.3 Thương hiệu của công ty được nhiều người

biết đến 2,87 3,75 2,27

1.4 Sản phẩm của công ty nổi tiếng trên thị

trường 3,22 3,67 3,17

1.5 Công ty quan tâm nhiều đến sự an toàn và

sức khỏe của người tiêu dung 4,52 4,51 4,07

1.6 Công ty là đối tác kinh doanh tin cậy

4,77 4,69 4,38

1.7 Uy tín và các mối quan hệ xã hội của Ban

lãnh đạo 4,02 4,58 4,07

Điểm trung bình 3,63 4,24 3,55

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Điểm yếu

Đi vào xét đến từng tiêu chí thành phần thì tiêu chí biểu tượng của Cơng ty dễ nhận biết được các chuyên gia đánh giá ở mức dưới trung bình và thấp nhất trong các đối thủ tham gia cuộc khảo sát, cụ thể UPHACE đạt 2,82/5 điểm, VIDIPHA đạt 3,75/5 điểm và F.T.PHAR đạt 3,11/5 điểm. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, xây dựng thương hiệu là quá trình bao gồm nhiều hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu chung là tạo ra một vị trí xác định cho doanh nghiệp trên thị trường. Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố như phong cách, màu sắc, bố cục, thơng điệp chính..., trong đó gây được sự chú ý nhiều nhất và tạo ra ấn tượng sâu sắc nhất cho khách hàng là

logo (biểu tượng). Trong hệ thống nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp logo là một dấu hiệu làm nổi bật thương hiệu, là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp, mang tính khái qt cao. Logo cịn được coi là hình ảnh hữu hiệu trong việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nó cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Bên cạnh đó để phân biệt với thương hiệu cạnh tranh doanh nghiệp sử dụng các dấu hiệu nhận dạng thương hiệu mà phổ biến nhất là logo và tên thương hiệu. Trong thời đại bùng nổ thông tin, người tiêu dùng khơng đủ thời gian để tìm kiếm thơng tin mình cần. Để nhanh chóng và hiệu quả nhất khi tìm thơng tin, thực tế đa phần người ta chỉ đọc lướt qua các trang web để tìm các kết quả có sẵn. Trong bối cảnh đó một logo có thể được xem là "con đường tắt" làm cho khách hàng nhớ đến những thông điệp mà doanh nghiệp muốn chuyển tải đến họ. Chính vì vậy, Cơng ty cần tìm biện pháp để cải thiện tiêu chí thành phần này.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì biểu tượng của Cơng ty cịn khó để nhận biết, điều này dẫn đến thương hiệu của Công ty cũng chưa được nhiều người biết đến. Các chuyên gia đánh giá tiêu chí thành phần về mức độ phổ biến của thương hiệu UPHACE ở mức dưới trung bình, cụ thể là 2,87/5 điểm, thấp hơn VIDIPHA với 3,75/5 điểm và cao hơn F.T.PHAR là 2,27/5 điểm.

Nói tóm lại, uy tín và thương hiệu của mỗi cơng ty chính là tài sản vơ hình, là sức mạnh cạnh tranh hiện tại và tương lai của cơng ty. Vì vậy, UPHACE cần phải chú trọng nhiều hơn đến việc duy trì và phát triển những tài sản vơ hình này của Cơng ty.

2.3.2.4 Trình độ trang thiết bị và cơng nghệ

Kết quả khảo sát cho thấy trình độ trang thiết bị và cơng nghệ của UPHACE được đánh giá ở mức trung bình đạt 3,36/5 điểm, cao hơn F.T.PHAR với 2,83/5 điểm nhưng lại đứng sau đối thủ còn lại là VIDIPHA với 3,80/5 điểm.

Bảng 2.5: Bảng đánh giá trình độ trang thiết bị và công nghệ của UPHACE so với các công ty đối thủ cạnh tranh

TT Tiêu chí Điểm số đánh giá

UPHACE VIDIPHA F.T.PHAR

4 Trình độ trang thiết bị và cơng nghệ

4.1 Dây chuyền sản xuất và máy móc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tốt

3,54 3,87 2,85

4.2 Công nghệ sản xuất hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm TW 25 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w