Cơ sở xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm TW 25 (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp

3.1.1Xu hướng phát triển của Ngành

Giai đoạn 2010 – 2013, tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên thế giới tăng trưởng bình quân 5,8%/năm chạm mức 717 tỷ USD năm 2013. Giai đoạn 2014 – 2018 theo ước tính của EvaluatePharma, mức tiêu thụ thuốc toàn cầu sẽ gần chạm ngưỡng 900 tỷ USD vào năm 2018. (Nguồn: Báo cáo ngành dược phẩm 2014)

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 – 2018 khoảng 5,7%/năm. Trong đó, tăng trưởng của các thuốc kê toa có bản quyền phát minh (patent drug) đạt khoảng 5,5%/năm, tăng trưởng của các thuốc generic (thuốc mô phỏng theo thuốc phát minh khi hết hạn bảo hộ độc quyền) đạt khoảng 7,1%/năm. (Nguồn: Báo cáo ngành dược phẩm 2014)

Tỷ trọng nhóm thuốc generic được dự báo vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tiêu thụ thuốc toàn cầu. Cụ thể, tỷ trọng doanh thu thuốc generic năm 2018 được dự đoán chỉ chiếm khoảng 10,3%, tăng không đáng kể so với mức 9,8% của năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xu hướng này là tình trạng bệnh tật ngày càng gia tăng do ô nhiễm môi trường, con người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, từ đó, nhiều chứng bệnh mới xuất hiện, đáng chú ý là các bệnh liên quan đến ung thư và di truyền học.

Việc nghiên cứu tạo ra các thuốc mới vẫn là xu hướng chủ đạo trong trung hạn và dài hạn, các thuốc generic dù có tốc độ tăng trưởng cao hơn các thuốc phát minh nhưng khó có thể thay đổi cán cân tỷ trọng do các ràng buộc về bảo hộ bản quyền sáng chế tại các quốc gia phát triển và kể cả các quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển. 3.1.2Mục tiêu của UPHACE giai đoạn 2015–2020

- Mục tiêu hàng đầu của UPHACE là trở thành công ty dược phẩm vững mạnh tại Việt Nam, vì sự phát triển của cộng đồng thịnh vượng.

- Cung cấp sản phẩm chất lượng cao, mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Qua đó, tạo ra những việc làm có ý nghĩa, giáo dục người lao động sự tôn trọng, yêu thương và trách nhiệm đối với cuộc sống.

- Nghiên cứu chính sách giá cạnh tranh, đẩy mạnh gia tăng doanh số bán những mặt hàng thế mạnh để đạt được những chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước.

- Phát triển tối đa nguồn lực, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh.

- Không ngừng mang lại giá trị gia tăng và lợi ích thiết thực cho khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư và người lao động.

Để thực hiện những mục tiêu này, công ty cần phải nỗ không ngừng. Đặc biệt là cần xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh so với tình hình hiện nay.

3.1.3Định hướng phát triển của UPHACE

Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25 là trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Điều này có nghĩa rằng, Cơng ty ln đặt ra các yêu cầu khắt khe cho việc nâng cao trình độ quản lý, cải tiến liên liệc tục chất lượng trong sản xuất, mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm và tăng cường công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của người dân. Trong đó trọng tâm:

- Trở thành một đơn vị có trình độ cao về năng lực, chun mơn, cơng nghệ….sản xuất và kinh doanh dược phẩm.

- Thực hiện chiến lược phát triển ổn định và phát triển bền vững trên cơ sở của ba nguyên tắc "Đổi mới" , "Ổn định", "Phát triển".

- Thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng theo cách thân thiện và chuyên nghiệp.

- Trở thành một đơn vị có uy tín trong việc cung cấp các sản phẩm thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, tạo được niềm tin tuyệt đối của khách hàng, các đối tác và cán bộ công nhân viên trong Công ty.

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25

Dựa vào cơ sở xây dựng giải pháp cũng như phần phân tích và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của các tiêu chí ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

phần Dược phẩm TW 25, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của Công ty.

3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Cơng ty cần phải xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh, đồng thời Cơng ty cần kiểm sốt chặt chẽ nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm đạt mục tiêu đã đề ra .

Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính với bộ phận kế hoạch, sản xuất, kinh doanh để xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, đáp ứng tốt ngân sách cho mục tiêu của từng bộ phận.

Chú trọng vào công tác xử lý, giải quyết hàng tồn kho. Hiện nay, việc xử lý hàng tồn kho của Cơng ty cịn chậm, chưa quyết liệt. Để tồn kho một lượng nguyên liệu lớn có hạn sử dụng trong vài năm sẽ làm gia tăng chi phí tài chính, đặc biệt là khi vốn lưu động của Cơng ty chủ yếu là đi vay.

Áp dụng chính sách mua trả chậm đối với các nhà cung cấp để giảm mức vay và chi phí vay.

Đẩy mạnh việc thu hồi nợ từ các hoạt động hợp tác, đưa ra giải pháp xử lý nợ khó địi tại Chi Nhánh Hà Nội. Như vậy, Công ty cần chú ý đến việc ngăn chặn nợ xấu, đồng thời thu hồi nợ quá hạn đã phát sinh, xử lý nhanh nợ xấu, nâng cao chất lượng để tăng thêm tỷ lệ bù đắp rủi ro nhằm tăng mức độ an tồn, lành mạnh hóa tình hình tài chính góp phần tăng năng lực cạnh tranh.

Cơng ty cần phải tìm các nguồn tài trợ vốn, phân tích hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài trợ vốn, chọn lựa phương thức tài trợ vốn nào hiệu quả nhất như phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ hay vay vốn từ ngân hàng, từ phát hành trái phiếu, tăng cường nợ phải trả…

Về việc huy động vốn, Cơng ty nên có kế hoạch mở rộng mối quan hệ hợp tác với người nước ngoài. Đầu tư nước ngoài trực tiếp sẽ mang lại khơng chỉ vốn mà kèm theo đó là cơng nghệ tiên tiến và cơng nghệ quản lý hiện đại, hứa hẹn một sự phát triển vượt bậc

Quản lý khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý vốn lưu động. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần đáng kể vào việc sử dụng vốn có hiệu quả. Cơng ty nên lập báo cáo chi tiết nhằm theo

dõi tình hình cơng nợ khách hàng để có thể dễ dàng thấy được khoản nợ nào trả, khoản nợ nào chưa trả, từ đó có kế hoạch xử lý các khoản nợ .

Cần phải thường xuyên phân tích tài chính, cơ cấu chi phí để tìm các giải pháp giảm chi phí giá thành sản phẩm, chi phí quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh đặc biệt là về giá. Công ty cần chú trọng nhiều hơn vào việc phân tích các bảng dự tốn tài chính vì nó giúp Cơng ty dự đoán ảnh hưởng của các quyết định như tăng ngân sách vào hoạt động marketing hay lượng vốn cần huy động cho việc mở rộng sản xuất….

3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và điều hành

Để hoạt động Cơng ty ngày càng phát triển, vai trị của nhà quản trị doanh nghiệp rất quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển Cơng ty, chính vì vậy các nhà quản trị cấp cao cần phải dành nhiều thời gian cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh theo từng giai đoạn. Nhằm giúp Công ty nâng cao năng lực quản lý và điều hành tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành Công ty gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc điều hành. Quy định phân công phân cấp quản lý đảm bảo cho bộ máy quản lý hoạt động không bị chồng chéo và mang hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến kế hoạch, chiến lược phát triển của Công ty nên được Ban Giám đốc trình thảo luận và quyết định tại Hội đồng quản trị.

Theo dõi sát diễn biến tình hình, kịp thời cập nhật thông tin thị trường để có những định hướng, chính sách phù hợp, đặc biệt là trong việc điều chỉnh giá sản phẩm. Hiện nay, Cơng ty cịn khá lơ là trong việc cập nhật và bám sát thông tin thị trường do đó giá cả sản phẩm dược của Cơng ty cịn mang tính chủ quan cao, chưa phù hợp với sự biến động về giá cả của thị trường.

Chủ động xây dựng chương trình tiết kiệm, thực hiện tiết giảm chi phí quản lý. Cụ thể, Cơng ty cần sắp xếp lại nhân sự ở khối kỹ thuật, thành lập một tổ khảo sát thường xuyên hệ thống máy móc, nhà xưởng để tránh tình trạng đứt hàng làm tăng chi phí sản xuất.

Hiện nay, các quy định về đăng ký thuốc ngày càng khắt khe do lộ trình hội nhập ngày càng sâu, thời gian chờ đợi được cấp rất lâu do đó Cơng ty cần lên kế hoạch trước và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những sản phẩm sắp đến hạn đăng ký lại hay đăng ký mới.

Như vậy, Cơng ty sẽ tránh được tình trạng phải tạm ngừng một số sản phẩm chủ lực làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận như trong năm 2013.

Theo sát hoạt động của chi nhánh, đại lý để kịp thời nắm bắt hiệu quả hoạt động sản xuất, tài chính. Yêu cầu quản lý các chi nhánh phải lập báo cáo nhanh về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tuần, tháng. Hàng quý phải phân cơng kiểm tốn đánh giá hiệu quả hoạt động. Tránh để tình trạng chủ quan, trì trệ tiếp tục gây ra tình trạng cơng nợ q hạn, nợ khó địi như trong những năm gần đây.

Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nhằm đảm bảo mọi hoạt động của Công ty đúng pháp luật, hồn thiện và đi đến chuẩn hố các quy định, quy chế, định chế của Công ty.

Sắp xếp, kiện tồn bộ máy nhân sự, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và trẻ hóa lực lượng quản lý đảm bảo tính kế thừa phát triển liên tục của doanh nghiệp. Phải đặt hiệu quả Công việc lên hàng đầu, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đó định kỳ một tháng/lần và đánh giá kết quả đạt được.

Điều hành và giải quyết các công việc trên cơ sở các quy định của pháp luật và nội quy Cơng ty. Tránh để tình trạng xử lý theo chủ quan do các mối quan hệ cá nhân.

Kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm quy định của Công ty để làm gương và giữ gìn trật tự kỷ cương, thưởng động viên tinh thần kịp thời những gương điển hình xuất sắc, đồng thời phê bình kỷ luật những cán bộ có hành vi vi phạm kỷ luật.

Đào tạo lực lượng quản lý tại Công ty thông qua gửi cán bộ chủ chốt theo học các khóa về quản lý và xem đây là điều kiện tiên quyết để có thể tiếp tục điều hành cơng việc, nếu khơng đạt được thì sẽ bị điều chuyển sang vị trí cơng việc khác phù hợp với chun mơn.

Chuyển đổi hình thức quản lý tập trung sang hình thức quản lý phân quyền, theo hình thức này một số chức năng của Tổng Giám đốc sẽ được ủy quyền cho các Phó Tổng Giám đốc và Trưởng các phịng ban chun mơn chịu trách nhiệm và báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc nhằm tránh áp lực công việc không cần thiết cho Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc có thể quản lý Cơng ty hiệu quả hơn và khoa học hơn

Công ty cũng nên áp dụng cơ chế quản lý theo mục tiêu. Đây là cách thức quản lý sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu, nhiệm vụ hoặc kế hoạch làm cơ sở để quản lý cơng việc của từng phịng ban và nhân sự trong bộ máy của Công ty. Quản lý theo mục tiêu

phải gắn liền với công cụ kế hoạch, căn cứ vào các chỉ tiêu cụ thể của Ban Giám đốc Công ty trong tháng, quý, năm hoặc trong một giai đoạn thời kỳ nhất định được đem ra thảo luận và thống nhất với các phịng ban trong Cơng ty. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mục tiêu phải thường xuyên kiểm soát và giám sát để hỗ trợ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ hoặc điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tế. Kết thúc mỗi giai đoạn căn cứ vào các chỉ tiêu đã cam kết và kết quả đạt được, cấp trên sẽ đánh giá công việc của cấp dưới, hiệu quả công việc của cấp dưới phản ánh kết quả của chỉ tiêu đặt ra.

Thành lập các Ban trợ giúp Tổng Giám đốc ra các quyết định quản trị trong đó bao gồm những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, tài chính kế tốn, quản lý tổng hợp… có khả năng phân tích, tư vấn và đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề có hiệu quả và đúng pháp luật.

3.2.3Giải pháp nâng cao năng lực uy tín, thương hiệu

Tiếp tục cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mạnh dạn đầu tư máy móc, dây chuyền cho việc bào chế viên sủi, men, gel… cũng như các sản phẩm dạng cao cấp điều trị tiểu đường, tim mạch… Một thương hiệu mạnh luôn gắn liền với chất lượng tốt của sản phẩm.

Các sản phẩm thuốc sản xuất ra luôn gắn liền với thương hiệu xanh của Công ty. Công ty nên gắn các giải thưởng về môi trường mà Công ty đạt được lên các sản phẩm để tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng về sản phẩm sạch không gây ô nhiểm môi trường và cũng là cơ sở nhằm phân biệt với các sản phẩm với các đơn vị khác trong ngành.

Đối với biện pháp bảo vệ thương hiệu:

+ Đăng ký bảo hộ trong nước và ở nước ngồi đối với các tài sản trí tuệ để bảo vệ tính cạnh tranh của doanh nghiệp như: quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu…

+ Phối hợp với Bộ Thông tin và các cơ quan truyền thơng (Đài truyền hình TW - Kênh O2TV) để ngăn chặn nạn thuốc giả thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền sự nguy hại của thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc và các biện pháp phòng tránh cho cán bộ y tế và nhân dân.

- Đẩy mạnh các chương trình truyền thơng, quảng cáo để duy trì và phát triển thương hiệu:

+ Cần xây dựng chiến lược quảng cáo, truyền thơng duy trì và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả, với chi phí hợp lý, đảm bảo sử dụng đúng phương thức quảng bá tại từng thị trường, chọn đúng thị trường mục tiêu cho từng chiến lược quảng bá.

+ Thường xuyên ủng hộ thuốc do Công ty sản xuất cho các đơn vị, cá nhân ni dưỡng trẻ em, người có hồn cảnh đặc biệt…

+ Có chính sách thưởng cho CB-CNV là thương binh, gia đình liệt sĩ, quân nhân…nhân các ngày Thương binh liệt sĩ, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam;

+ Xây dựng hình ảnh là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình trong cơng tác bảo vệ mơi trường xanh sạch đẹp.

3.2.4Giải pháp nâng cao năng lực trang thiết bị và công nghệ

Lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc tái xét GMP-WHO xưởng Betalactam và xưởng Nonbetalactam.

Đầu tư cải tiến dây chuyền dược liệu.

Đầu tư thêm máy móc và thiết bị cho xưởng Tiêm, Nonbetalactam và Betalactam nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đối với dây chuyền thuốc giọt : công ty cần trang bị thêm một số thiết bị mới như hệ thống xử lý nước thẩm thấu ngược, hệ thống nén khí trục vít, máy rửa chai nắp nút, máy tráng nước cất nắp nút, tủ sấy chai nắp nút 2 cửa, hệ thống thu hồi nước tiêm, máy

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm TW 25 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w