Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 32 - 36)

2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO

2.1.2.2 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu

- Mặt hàng tôm:

Tôm luôn là mặt hàng quan trọng, có giá trị lớn nhất trong các thủy sản Việt Nam XK sang Nhật, Nhật Bản cũng là nhà NK tôm lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Theo số liệu thống kê của VASEP, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Nhật chỉ đạt 450 triệu USD, giảm 13% so với năm 2005. Sang năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tơm sang Nhật cịn thấp hơn khi giảm tới 20% so với năm 2006 đạ 360 triệu USD. Tuy nhiên năm 2008, lượng tôm đông lạnh xuất khẩu đã tăng lên với trên 163 ngàn tấn, trị giá trên 1,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007. Năm 2010, Việt Nam xuất cho Nhật 62.614 tấn tôm, trị giá trên 581 triệu USD, tăng 16% về giá trị. Đây là mức tăng trưởng đáng kể so với mức sụt

giảm nhẹ trong năm 2009. Nhật chiếm 27,6% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam trong năm.

XK tôm vào Nhật năm 2011 đạt 607,2 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2011 chứng kiến sự trồi sụt đáng kể trong XK tôm sang Nhật Bản. Thảm họa kép (động đất và sóng thần) tại Nhật Bản gần cuối tháng 3 khiến XK tôm sang thị trường này sụt giảm mạnh do nhu cầu thị trường xuống thấp. Sau 5 tháng giảm sâu, XK tôm sang Nhật Bản mới tăng trưởng trở lại vào tháng 8. Góp phần vào mức sụt giảm này cũng phải nhắc tới việc Nhật Bản áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra 100% Enrofloxacin vào đầu tháng 6 trong khi ngành tôm vẫn đang “loay hoay” với hàng loạt lô tôm XK sang Nhật Bản chứa dư lượng Trifluralin, một hoạt chất diệt cỏ bị phía Nhật thắt chặt kiểm tra tới 100% vào tháng 9 năm ngối.

Theo số liệu của Hải quan, xuất khẩu tơm sang Nhật Bản 2 tháng đầu năm nay đạt 67,544 triệu USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tháng 2/2012 đạt 34,9 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2011 và tăng so với 32,6 triệu USD của tháng 1/2012. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản cũng như ngành tơm của Việt Nam nói chung.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trên thị trường, giúp cho việc chào giá và thương lượng giá bán cuối cùng của các nhà XK tơm Việt Nam có trọng lượng hơn. Đồng thời cũng phản ánh những tiến bộ rất lớn về trình độ chế biến và tiếp thị của ngành tôm Việt Nam trong những năm vừa qua khi chiếm lĩnh một thị trường khắt khe như Nhật Bản.

- Nhuyễn thể:

Nhuyễn thể, trong đó đáng kể nhất là mực và bạch tuộc, là nhóm mặt hàng NK lớn thứ hai từ Việt Nam của Nhật Bản. Năm 2010, Việt Nam xuất 18.751 tấn nhuyễn thể, trị giá 113,7 triệu USD, tăng 5,8% về giá trị so với năm 2009, chiếm 23,3% tổng giá trị XK nhuyễn thể của Việt Nam. Nhóm mặt hàng này rất được ưa chuộng trên thị trường, tuy nhiên khối lượng XK phụ thuộc nhiều vào sản lượng khai thác theo mùa vụ trong năm và quan trọng hơn là nguy cơ bị nhiễm kháng sinh cao trong bảo quản. Đây là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản sang thị trường Nhật Bản. Theo VASEP, trong quý I/2012, trị giá nhập khẩu nhuyễn thể của Nhật Bản từ Việt Nam đã tăng 58,6%, mức cao nhất trong số ba nhà nhập khẩu lớn của nước ta.

- Cá ngừ:

Năm 2007, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật tăng 41,8% về lượng và 38,6% về giá trị so với năm 2006, đạt 4.786 tấn, trị giá 15,233 triệu USD. Nhưng sang năm 2008 là một năm đầy khó khan đối với các doanh nghiệp chế

khẩu sang Nhật giảm 5% về khối lượng xuống còn 5.214 tấn, trị giá trên 23,3 triệu USD.

Trong năm 2010, cá ngừ là mặt hàng thủy sản Việt Nam có mức tăng trưởng XK sang Nhật Bản cao nhất (29,5% về giá trị). Mặc dù giá trị đạt được còn khiêm tốn với 22,1 triệu USD, nhưng Nhật Bản vẫn là nhà NK cá ngừ lớn thứ 3 của Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt sản lượng trên 434 tấn, giá trị trên 3 triệu USD, tăng 264,5% so với cùng kỳ năm 2010. Giá xuất khẩu trung bình cũng tăng mạnh với mức giá là 6,98 USD/kg, tăng 32% so với mức giá 5,29 USD/kg của năm 2010. Trong đó, sản phẩm cá ngừ nguyên liệu chiếm tới 89,5%, sản phẩm cá ngừ chế biến chiếm 10,5% trong tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này. Tính đến tháng 10/2011, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 82,3%, lên mức 36,6 triệu USD, nhờ nền kinh tế Nhật Bản phục hồi tích cực sau thảm họa động đất – sóng thần hồi tháng 3.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật bản đạt 26,4 triệu USD, tăng 99,5% so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó, giá trị XK cá ngừ tươi/đơng lạnh/khơ (mã HS03) chiếm tới hơn 94%, đạt 24,923 triệu USD, tăng 101, 8 % so với cùng kỳ năm 2011.

Thực tế, khả năng cung cấp cá ngừ của Việt Nam cho Nhật bản có thể lớn hơn nhưng do một số nhà cung cấp trong khu vực như Thái Lan, Malaixia, Philippin… được hưởng mức thuế ưu đãi tốt hơn nên cá ngừ Việt Nam khó cạnh tranh nổi. Hơn nữa, bản thân giá mua của Nhật cũng thấp hơn các thị trường khác như Mỹ và EU.

Bên cạnh ba mặt hàng kể trên, cá biển và các mặt hàng thủy sản khô khác của Việt Nam cũng là nguồn cung cấp đáng kể cho thị trường Nhật với giá trị XK khoảng hơn 220 triệu USD trong năm 2011.

Có thể nói, XK thủy sản của Việt Nam bội thu trong năm 2011, trong đó có sự đóng góp đáng kể từ những thắng lợi trên thị trường Nhật Bản. Các DN đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phát triển mặt hàng, đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường quản lý chất lượng nguyên liệu cũng như thành phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường.

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2011

*Nguồn: Bộ thuỷ sản*

Tuy nhiên, thảm hoạ động đất và sóng thần nghiêm trọng vừa xảy ra đã phá huỷ gần như hồn tồn các tỉnh miền dun hải phía Đơng Bắc Nhật Bản. Không chỉ là những trung tâm công nghiệp, khu vực này còn là trung tâm nghề cá, tập trung nhiều cảng và nhà máy chế biến thủy sản, trong đó các nhà NK thủy sản lớn của Việt Nam như Nippon Suisan Kaisha, Nichirei, Maruha Nichiro, ...

Mặc dù đến nay, những thiệt hại còn chưa được đánh giá hết, nhưng rõ ràng toàn bộ nền kinh tế này sẽ còn phải gánh chịu ảnh hưởng trong một thời gian dài nữa, đời sống người dân sẽ cịn khó khăn. Những ảnh hưởng ấy cũng sẽ tác động tiêu cực dến tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản trên thị trường Nhật Bản. Đây là yếu tố mà các nhà XK thủy sản Việt Nam cấn tính đến.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)