Thực trạng khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 43 - 45)

2.2 TÌNH HÌNH VIỆC ÁP DỤNG CÁC RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG

2.2.2 Thực trạng khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của

Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

Khi luật vệ sinh an tồn thực phẩm của Nhật Bản chính thức có hiệu lực từ ngày 29/05/2006, những phát hiện vi phạm ATVSTP ngày càng gia tăng.

Năm 2007 Việt Nam liên tiếp bị phát hiện chất kháng sinh trong mặt hàng thuỷ sản được phân loại như sau: nhiễm CAP, AOZ, SEM, coliform, tpc cao. Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2007, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 3000 lô hàng, nhưng lô hàng bị phát hiện kháng sinh là 52 lơ. Sau đó đến tháng 6 năm 2007 Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản là 6000 lơ hàng thì bị cảnh báo là 94 lơ. Các nhóm hàng bị nhiễm CAP là tôm PUD và các mặt hàng từ biển như: mực ống, mực nang. . . với nguyên nhân chủ yếu là bảo quản nguyên liệu trong quá trình khai thác kém, còn phương pháp lạc hậu. Vào tháng 7 năm 2007, 14 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản tiếp tục bị phát hiện sản phẩm nhiễm dư kháng sinh bị cấm tại thị trường này, với nguyên nhân chính là Nhật Bản áp dụng kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Đến những tháng đầu năm 2008, do đã tuân thuỷ nghiêm chỉnh các quy định đưa ra nên các vụ liên quan đến dư chất kháng sinh trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đã giảm hẳn, xuất khẩu sang Nhật Bản đã thuận lợi hơn.

Cuối năm 2010, Bộ Y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo về việc tôm VN xuất sang nước này có dư lượng trifluralin và nâng mức kiểm sốt hóa chất này từ 0% lên 30% (ba lơ kiểm tra một lơ). Ngay sau đó, cơ quan chức năng Nhật phát hiện thêm các lô hàng tôm VN nhiễm trifluralin quá mức cho

phép. Đây là một ví dụ điển hình về tình trạng tơm VN, một mặt hàng được yêu thích tại thị trường Nhật Bản bị đưa vào “tầm ngắm” bởi liên tục vi phạm các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản. Theo quy định của Nhật, kể từ lô thứ hai phát hiện chứa trifluralin sẽ nâng mức kiểm soát lên 100%.

Theo số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội Nhật Bản, từ đầu năm đến ngày 13/9/2011 đã có 81 lơ hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo nhiễm dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép, trong đó nhiều nhất là các lơ hàng tơm.

Số lô hàng bị cảnh báo nhiễm Trifluralin cũng đang có xu hướng giảm dần. Từ tháng 1/2011- 7/2011, có 26 lơ bị nhiễm Trifluralin nhưng nhìn chung, số lơ hàng bị cảnh báo trong vài tháng gần đây đã giảm và đặc biệt là khơng có lơ hàng nào bị nhiễm Trifluralin trong tháng 7 và chỉ có 1 lơ bị nhiễm trong tháng 8. Điều đó cho thấy chúng ta đã kiểm soát tốt hơn các chất Chloramphenicol, Nitrofuran và Trifluralin trong thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, số lô hàng bị cảnh báo nhiễm Enrofloxacin lại có chiều hướng tăng, cụ thể tháng 8/2011 có 7/12 lơ hàng bị cảnh báo và trong nửa đầu tháng 9/2011 là 4/5 lơ hàng (tới 80%).

Ơng Nagamori Akihro - Phó giám đốc điều hành Jetro (Tổ chức hỗ trợ các DN nước ngồi của Chính phủ Nhật Bản) cảnh báo: tơm VN là mặt hàng được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng, nhưng gần đây số lượng nhập khẩu đã bị giảm sút do trước đó ngành y tế Nhật đã phát hiện một số mặt hàng tơm nhập từ VN chứa hóa chất và nơng dược dẫn đến sức tiêu thụ giảm. Người tiêu dùng Nhật vốn kỹ tính khi chọn lựa thực phẩm, khi phát hiện hàng hóa có vấn đề an tồn vệ sinh thực phẩm họ rất e ngại.

Thời gian qua, các DN XK tôm sang Nhật cũng như Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã duy trì và tăng cường nhiều biện pháp kiểm sốt dư lượng kháng sinh trong sản phẩm tơm XK. Tuy nhiên, có một thực tế là cơng tác kiểm sốt thành phẩm sẽ khơng giải quyết triệt để được vấn đề nhiễm kháng sinh, nhất là với Enrofloxacin, khi mà các cơ sở nuôi tơm vẫn cịn sử dụng phổ biến chất này để điều trị bệnh gan ở tôm nuôi – nhất là với tôm chân trắng! Và theo quy định hiện hành, Enrofloxacin lại không phải là kháng sinh bị cấm sử dụng mà chỉ bị hạn chế sử dụng, nên sẽ rất khó để kiểm sốt. Bên cạnh đó, kiểm sốt việc ngừng sử dụng chất này trước khi thu hoạch tôm nuôi gần như là “bất khả thi” đối với các DN.

Ngày 13/9/2011, VASEP đã có văn bản đề nghị Tổng cục Thủy sản sớm có biện pháp triệt để cấm sử dụng Enrofloxacin trong nuôi tôm và hướng dẫn chất thay thế để đảm bảo ngăn chặn từ gốc và tránh thiệt hại cho cả DN và người nuôi tôm nhằm giữ vững thị trường Nhật Bản đối với XK tôm của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh ngành hàng tơm có nhiều khó khăn như hiện nay.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số lô thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam bị cảnh báo giảm cịn 6 lơ trong tháng 3/2012. Đáng chú ý, trong tháng 3 chỉ duy nhất có một lơ tơm bị nhiễm Enrofloxacin so với 13 lô trong tháng 1 và 6 lô trong tháng 2. Kể từ tháng 6/2011, số lô thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị Nhật cảnh báo luôn dao động từ 10 - 19 lô và vẫn giữ mức cao trong 2 tháng đầu năm 2012

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)