ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 47 - 51)

BẢN THỜI GIAN TỚI

3.1.1 Chiến lược của ngành thuỷ sản Việt Nam

+ Việt Nam cần chủ động, tích cực trong việc tham gia vào q trình hình thành các tiêu chuẩn quốc tế và nhanh chóng thống nhất hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá sản xuất tại Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá của Nhật Bản. Thực hiện được quan điểm này sẽ thúc đẩy hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn hàng hố của Nhật Bản xích lại gần nhau. Trên cơ sở đó sẽ tạo tiền đề khách quan cho sự thừa nhận lẫn nhau một số tiêu chuẩn đối với hàng thuỷ sản Việt Nam và Nhật Bản. Đồng thời nó cũng là tiền đề quan trọng để phát triển các trung tâm kiểm định chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần phân định rõ giữa các loại rào cản kỹ thuật thương mại của Nhật Bản trong quản lý nhập khẩu hàng thuỷ sản để có biện pháp đối phó thích ứng. Để xác định đúng được mỗi biện pháp mới hay rào cản kỹ thuật thương mại mới mà chính phủ Nhật Bản sử dụng trong quản lý hàng thuỷ sản nhập khẩu thì các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiều mục đích mà biện pháp này sử dụng để từ đó tìm ra biện pháp đối phó.

+ Kết hợp một cách chặt chẽ giữa thu hút FDI của Nhật Bản với nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ chế biến thuỷ sản của Nhật Bản để phát triển công nghiệp chế biến hàng thuỷ sản Việt Nam và xuất khẩu trở lại thị trường Nhật Bản. Thực hiện quan điểm này giúp thích ứng và đối phó với xu hướng nhập khẩu sản phẩm chế biến gắn với xuất khẩu vốn, kỹ thuật và công nghệ. Nếu thực hiện được quan điểm này, Việt Nam vừa tạo được năng lực cao trong việc vượt qua các hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản, vừa có thể nhập khẩu được kỹ thuật cơng nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

+ Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, những bất hợp lý của chính sách, đồng thời từng bước chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng và chủ động đối phó với các hàng rào kỹ thuật mới của Nhật Bản. Khi thâm nhập và mở rộng thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật thương mại khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay cả doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và các cơ quan quản lý nhà nước còn hết sức thụ động và lúng túng trong việc đối phó với những loại rào cản này. Từ đó cho thấy cần phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại, những bất hợp lý của cơ chế và chính sách hiện hành,

đồng thời từng bước chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng và chủ động đối phó với các rào cản mới.

+ Tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Theo quan điểm này đòi hỏi mỗi sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu của Nhật Bản. Trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, để dành được phẩn thắng trong cạnh tranh thì khơng cịn con đường nào khác là phải nâng cao sức cạnh tranh. Do đó, một trong những vấn đề hết sức quan trọng là phải có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện đột phá, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp vào sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tiếp thu công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn, đào tạo và nâng cao năng lực quản lý điều hành của giám đốc doanh nghiệp và tay nghề của công nhân.

3.1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến năm2015 và tầm nhìn 2020 2015 và tầm nhìn 2020

Những chiến lược được đặt ra đối với hàng thuỷ sản Việt Nam để vượt qua các rào cản kỹ thuật được thể hiện rõ nhất trong Quyết định số 279/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Nội dung của quy định này như sau:

a) Mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của xuất khẩu thuỷ sản

Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục phát triển xuất khẩu thủy sản theo hướng bền

vững, khả năng cạnh tranh cao, giữ vững vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Phát triển xuất khẩu vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản, góp phần ổn định, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống cho nông, ngư dân.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

+ Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản hàng năm trên 8%. + Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 7,5 tỷ USD.

+ Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 60%; giá trị sản phẩm xuất khẩu từ nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 70%.

Định hướng đến năm 2020:

+ Tiếp tục là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành, của đất nước, góp phần quan trọng đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững, với tốc độ tăng trưởng khoảng trên 7%/năm, giá trị xuất khẩu dự kiến đạt mức 10 - 10,5 tỷ USD.

+ Xây dựng được các thương hiệu thủy sản lớn, có uy tín, tạo thế cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ vững và phát triển trên các thị trường thế giới.

b) Nội dung chủ yếu của chương trình

Tăng sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu

+ Đến năm 2015 xuất khẩu 1,62 triệu tấn (trong tổng sản lượng thủy sản qua chế biến 2,43 triệu tấn) và năm 2020 xuất khẩu 1,9 triệu tấn (trong tổng sản lượng thủy sản qua chế biến 2,85 triệu tấn).

+ Phấn đấu đến năm 2015 tỉ trọng giá trị của sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 3.1 Sản lượng và giá trị kim ngạch của một số sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực T T Nhóm sản phẩm Năm 2015 Năm 2020 Sản lượng (103 tấn) Giá trị (Triệu USD) Sản lượng (103 tấn) Giá trị (Triệu USD) I Thủy sản đông lạnh 1.430 6.340 1.670 8.340 1 Tôm 270 2.540 330 3.300 2 Cá tra 760 2.300 850 3.000 3 Cá ngừ 80 320 90 450 Cá khác 210 690 280 940 Mực và bạch tuộc 110 490 120 650 II Thủy sản khô 60 250 80 400 III Thủy sản khác 130 910 150 1260 Tổng 1.620 7.500 1.900 10.000 *Nguồn: VASEP*

Về thị trường xuất khẩu

+ Duy trì thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực (EU - Nhật - Mỹ) với tỷ trọng trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước. Cụ thể về các thị trường và sản phẩm chủ lực:

- Thị trường EU: Phấn đấu đạt 21% tỉ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Cá tra (35%), tơm (15%), cá ngừ (25%), mực, bạch tuộc (20%).

- Thị trường Nhật Bản: Phấn đấu đạt trên 20% tỉ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Tơm (30%), cá ngừ (10%), mực, bạch tuộc (30%) và các hải sản khác (30%).

- Thị trường Mỹ: Phấn đấu đạt 19% tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm chính là: Tơm (15%), cá tra (15%), cá ngừ (35%).

+ Phát triển mạnh xuất khẩu sang các khu vực thị trường cịn nhiều tiềm năng như: Đơng Âu, Trung Đơng, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ôxtralia,… Đây là những thị trường có mức tăng trưởng tiêu dùng ngày càng cao và ưa thích thủy sản Việt Nam như: Các nước Đông Âu cũ, Bắc Âu (Thụy Điển, Bungaria, Romania, Hungaria, Bỉ, Anh…) và các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ. Các thị trường tiềm năng khác như: Hàn Quốc, Trung Quốc (Hồng Kông), ASEAN, châu Phi, đặc biệt là thị trường Trung Đông, thị trường các nước Hồi giáo.

Bảo đảm đủ nguồn nguyên liệu và ổn định về chất lượng sản phẩm xuất khẩu

+ Phát triển các mơ hình cơ sở chế biến xuất khẩu gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến lớn, có thương hiệu, uy tín để hình thành các tập đồn sản xuất - chế biến - xuất khẩu lớn theo mơ hình khép kín từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu; đồng thời chú trọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản Việt Nam.

+ Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, nhất là các đối tượng chủ lực, trên các vùng nuôi nước ngọt, nước lợ và biển, đồng thời phát triển khai thác các lồi hải sản có giá trị cao, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu có sản lượng ổn định và được kiểm sốt chặt chẽ về chất lượng, an tồn thực phẩm.

+ Phấn đấu đến 2015, 100% sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của một số thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản và các thị trường mới, khó tính (Nga, Hàn Quốc…)

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)