Giải pháp đối với các tổ chức tư vấn pháp luật

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 55 - 57)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ VƯỢT RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA NHẬT

3.2.4 Giải pháp đối với các tổ chức tư vấn pháp luật

Tuy có những biến động theo tình hình thực tiễn của thị trường thế giới nhưng nhìn chung thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản. Có thể thấy thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển và là thành viên của WTO.

Các nước đã là thành viên của WTO khi xây dựng pháp luật về thương mại đều phải dựa vào nguyên tắc cơ bản của WTO. Song nhìn chung, pháp luật về thương mại của doanh nghiệp của các nước này thường rất chi tiết và phức tạp. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam rất khó có thể cập nhật và hiểu rõ được. Để doanh nghiệp tự tìm hiểu và có thể vận dụng các điều luật phức tạp như vậy vào thực tiễn kinh doanh sẽ mất rất nhiều thời gian và các khoản chi phí lớn không cần thiết.

Từ thực tiễn trên, đề tài kiến nghị cần phát triển và nâng cao năng lực hoạt động cho các tổ chức và luật sư của Việt Nam trong công tác tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, trong đó, cần tập trung một số giải pháp chủ yếu là:

+ Tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn pháp luật nói chung và tư vấn về pháp luật thương mại quốc tế nói riêng.

+ Lựa chọn một số luật sư của Việt Nam là những người có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực chun mơn và trình độ ngoại ngữ để gửi đi đào tạo ở các nước phát triển nhằm bổ sung thêm các trọng tài kinh tế có đẳng cấp quốc tế để có thể tham gia hiệu quả vào việc giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.

+ Để đối phó với các rào cản kỹ thuật thương mại của Nhật Bản cần phải có các hiện diện thương mại của Việt Nam ở thị trường Nhật Bản để đăng ký và thông báo. Nếu tất cả các doanh nghiệp đều phải cử đại diện ở nước ngồi thì sẽ rất tốn kém. Vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ về thủ tục pháp lý cũng như điều kiện kinh tế ban đầu để các luật sư hay tổ chức tư vấn của Việt Nam có thể sang Nhật Bản nhằm thực thì cơng việc trên.

+ Các tổ chức tư vấn pháp luật cần tích cực tham gia vào các chương trình phổ biến pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Trên đây là một số phân tích về thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, cũng như việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này.

Qua phân phân tích đó ta có thể thấy rằng Nhật Bản vẫn ln là một thị trường lớn và tiềm năng cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Qua nhiều năm sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường khó tính này vẫn tăng về cả quy mơ và chất lượng. Có nhiều dấu hiệu cho thấy hàng thủy sản Việt Nam hồn tồn có thể thâm nhập vào thị trường này được, và chiếm được niềm tin của người dân Nhật Bản nếu đáp ứng được các yêu cầu kĩ thuật của quốc gia này.

Có thể thấy việc đáp ứng các rào cản kĩ thuật của của Nhật Bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam của các doanh nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cũng như các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản còn chứa rất nhiều hạn chế đối với thị trường khó tính này. Chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu của ta hay bị vi phạm nhiều nhất các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy định về trách nhiệm xã hội SA 8000 và các quy định về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường sinh thái và ô nhiễm môi trường.

Ngồi ra chun đề cịn đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản vủa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thông qua việc vượt qua được các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản. Để tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản, cần tiếp tục đa dạng hóa và phát triển các mặt hàng thủy sản mới xuất khẩu sang Nhật Bản như cá hồi, cua huỳnh đế, các sản phẩm tinh chế từ tôm như tôm sushi, cá ngừ sushi và các sản phẩm phối chế khác nhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. Để thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản phải có một chiến lược với tầm nhìn sâu rộng thơng qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và tạo được hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu. Từ đó, thúc đẩy ngành thuỷ sản của Việt Nam phát triển, góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, đặc biệt giai đoạn 2013-2020, trên cơ sở sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, nỗ lực của các doanh nghiệp cũng như sự cố gắng từ phía Hiệp hội, các tổ chức tư vấn pháp luật trong việc khắc phục các vấn đề còn tồn tại, hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ không chỉ vượt qua được những rào cản kỹ thuật của thị trường Nhật Bản mà còn vượt qua rào cản kỹ thuật của những thị trường khó tính khác như Mỹ, EU. . .Ngành thuỷ sản của Việt Nam sẽ khơng chỉ phát triển về số lượng mà cịn phát triển cả về chất lượng, các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ mở rộng và xâm nhập được vào hầu hết các thị trường trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đức Bình (2010), giáo trình “Kinh tế Quốc tế”, NXB ĐH KTQD 2. Ngơ Xn Bình - Hồ Việt Hạnh (2002), Nhật Bản năm đầu thế kỷ XXI,

NXB KHXH

3. Ngơ Xn Bình (chủ biên), Nguyễn Duy Dũng, Nguyễn (1999), Quan hệ Nhật Bản - ASEAN chính sách tài trợ ODA, NXB KHXH

4. Đỗ Đức Định (1996), “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển”, NXB KHXH

5. Lê Quang Hào (2006), Thuế quan hóa các rào cản thương mại phi thuế

quan – lý thuyết và các vấn đề triển khai thực hiện

6. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2009), giáo trình “Kinh tế các nước ASEAN”, NXB Giáo dục

7. Nguyễn Hữu Khải (2005), sách “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế”, NXB Lao động – Xã hội

8. Nguyễn Anh Thu, bài viết “Rào cản kỹ thuật đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam” (Tham luận gửi Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011) 9. http://www.vasep.com.vn/ 10.http://www.globalgap.org/cms/front_content.php?idcat=9 11.http://www.pnq.com.vn/en/HACCP/haccp%20intro.html 12.http://www.hg.org/fisheries-law.html#1 13.http://ec.europa.eu/fisheries/cfp/illegal_fishing/index_en.htm 14.http://www.moit.gov.vn/ 15.http://www.jica.go.jp/vietnam/english/office/other/Comp_GrassTCP.html 16.http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20070924062916AAjQoTA 17.http://vietbao.vn/Xa-hoi/Viet-Nam-va-Nhat-Ban-se-day-manh-quan-he- kinh-te/10790399/157/

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)