Những quy định của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 36 - 37)

2.2 TÌNH HÌNH VIỆC ÁP DỤNG CÁC RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG

2.2.1 Những quy định của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu

2.2.1.1 Quy định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm

Luật an toàn vệ sinh thực phẩm

Để phù hợp với Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản về "Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm" được ban hành theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn đối với dư lượng thuốc trừ sâu... (bao gồm cả phụ gia thức ăn động vật và dược phẩm dành cho động vật), hải sản và các loại thực phẩm chế biến cần tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các biện pháp được tiến hành nhằm đánh giá các loại và chi tiết về thành phần thực phẩm, và kiểm định các loại và thành phần phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm... Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm có thể được áp dụng trong trường hợp một loại phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấm lưu hành tại Nhật Bản, hoặc trong trường hợp mức độ quá mức độ cho phép hoặc khi độc tố nấm vượt quá mức độ cho phép. Theo đó, hải sản và các loại thực phẩm chế biến sẽ được kiểm tra tại điểm sản xuất trước khi nhập khẩu. Nếu mức độ vượt quá tiêu chuẩn của Nhật Bản, sẽ có các hướng dẫn cụ thể.

Các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu được thực hiện thông qua hệ thống phủ nhận tới năm 2006. Theo đó, các loại thuốc trừ sâu sẽ khơng chịu sự kiểm sốt nếu khơng có quy định gì dành cho chất đó. Tuy nhiên, luật sửa đổi đã áp dụng hệ thống xác thực, do đó, hiện nay việc phân phối các sản phẩm trên lý thuyết bị cấm nếu sản phẩm đó có chứa một chất cụ thể nào đó, thậm chí ngay cả khi khơng có luật quy định. Hệ thống danh sách xác thực được áp dụng với tất cả các mặt hàng thực phẩm, bao gồm cả thủy sản nuôi hoặc thủy sản tự nhiên.

Từ năm 2011, các mặt hàng hải sản chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế (kiểm dịch tất cả các lô hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo khơng có các mặt hàng thực phẩm có khả năng cao vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm). Các mặt hàng thực phẩm chịu kiểm dịch bắt buộc, khơng tính theo nước xuất xứ, bao gồm trứng cá hồi và cá nóc. Thêm vào đó, các loại tơm ni tại Thái Lan (kiểm tra oxolinic acid) và tôm được sản xuất tại Việt Nam (kiểm tra chloramphenicol, nitrofurans...) cũng chịu quy định kiểm dịch bắt buộc.

Mức giới hạn trên được áp dụng đối với kiểm dịch ở trên là 0,002 ppm đối với fenitrothion và 0,01 ppm đối với oxolinic acid, acetochlor và triazophos. Các chất nitrofurans và chloramphenicol khơng được phép có trong thực phẩm.

Theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, việc kinh doanh các sản phẩm có chứa chất gây hại hoặc độc tố hoặc các sản phẩm khơng vệ sinh bị cấm hồn toàn. Cũng Theo luật này, cần nộp các giấy tờ cần thiết (tham khảo các phần dưới đây) khi điền vào đơn kiểm dịch nộp cho các cơ quan kiểm soát thực phẩm nhập khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội. Việc kiểm dịch được thực hiện khi các cơ quan kiểm dịch quyết định cần phải kiểm tra các tiêu chuẩn hoặc vấn đề an toàn thực phẩm ngay ở bước kiểm tra ban đầu. Nếu, theo kết quả kiểm tra và kiểm dịch ban đầu, không phát hiện ra vấn đề gì đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định của Luật, nhà nhập khẩu sẽ được nhận chứng nhận đăng ký. Nhà nhập khẩu sẽ nộp giấy tờ này cho cơ quan hải quan cùng với các giấy tờ hải quan và đơn xin cấp phép nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không phù hợp nhập khẩu, các biện pháp như huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vận chuyển sẽ được thực hiện.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)