Giải pháp đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 51 - 53)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ VƯỢT RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA NHẬT

3.2.1 Giải pháp đối với Nhà nước

Thứ nhất, do cách tiếp cận về kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực

phẩm của cơ quan đồng cấp 2 nước Việt Nam – Nhật Bản có một số khác biệt, vì vậy, cần có cơ chế cơng nhận lẫn nhau trong việc kiểm sốt an tồn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Thứ hai, Việt Nam đề xuất phía Nhật Bản thay đổi cách tiếp cận quản lý

phù hợp với cách làm của nhiều nước như Mỹ, EU... đồng thời không tập trung kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu. Hiện nay, giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa có thỏa thuận về kiểm dịch hàng thủy sản, vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chưa được khắc phục triệt để nên vẫn có nguy cơ Nhật Bản dựng lên các hàng rào kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.

Để khắc phục tình trạng này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác và ký kết thỏa thuận kiểm dịch trong lĩnh vực thủy sản với phía Nhật Bản. Nếu hai bên chưa thống nhất về tiêu chuẩn phương pháp thử tại phịng kiểm nghiệm, phía Nhật Bản tạo điều kiện hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo các kiểm nghiệm viên về phương pháp phân tích dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm để có kết quả tương đồng, phù hợp với yêu cầu của Nhật Bản. Đồng thời, đề xuất Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu cá ngừ và ra các kỳ đàm phán giữa hai nước. VASEP kiến nghị bỏ quy định phải đăng ký kiểm dịch đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu (được bảo quản ở nhiệt độ dưới -18 độ) bởi theo các doanh nghiệp, ở nhiệt độ -18 độ, sản phẩm thủy sản khơng cịn nguy cơ gây dịch bệnh cho người và động vật. Nếu tiếp tục kiểm tra sẽ gây lãng phí và chậm tiến độ xuất khẩu của doanh nghiệp, làm tăng chi phí xuất khẩu cho phía Việt Nam.

Thứ ba, người Nhật Bản rất tín nhiệm hàng hóa có dấu JAS (Japan

Agricultural Standards) - Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng nơng, lâm sản (qui định các tiêu chuẩn về chất lượng và quy tắc ghi nhãn) hoặc dấu JIS (Japan Industrial Standards) - Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng cơng nghiệp và hàng tiêu dùng do Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản METI cấp. Hiện, ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào được METI công nhận. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tốn rất nhiều chi phí xin dấu chất lượng của METI. Vì vậy, Việt Nam đề nghị phía Nhật Bản cơng nhận tư cách tương đương của NAFIQAD - Cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. NAFIQAD có quyền kiểm tra và chứng nhận an tồn vệ sinh thủy sản như đối với các cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh và thú y của Nhật Bản nhằm có xác nhận trước của Nhật Bản về chất lượng hàng hóa tạo thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhật Bản

cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng một trung tâm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế. Đáp lại, Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tiêu chí nhất định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm chế biến thủy sản.

Thứ tư, Bộ thủy sản nên bổ sung vào các trang web thông tin đầy đủ và

cập nhật thường xuyên về hàng rào phi thuế quan của các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU. Thông tin thường xuyên được cập nhật về các quy định, sửa đổi mà Nhật Bản yêu cầu.

Thứ năm, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp

Nhật Bản để xây dựng nhà máy chế biến tại Việt Nam. Như vậy ta có thể tiếp thu được cơng nghệ tiên tiến, tận dụng vốn góp liên doanh mở rộng quy mơ và học hỏi được kinh nghiệm quản lý quý báu của họ trong việc chế biến giá trị gia tăng. Hơn thế còn rất thuận lợi cho doanh nghiệp ta xuất khẩu thủy sản sang bên Nhật Bản vì sẽ giảm thiểu được các rào cản về mặt thủ tục, hành chính, cũng như các sản phẩm của ta đã đạt yêu cầu ngay từ khi chế biến tại Việt Nam.

Thứ sáu, tăng cường đầu tư kinh phí tổ chức xúc tiến thương mại thủy sản

xuất khẩu sang Nhật Bản để làm bước đệm cho việc thâm nhập thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn để các doanh nghiệp có thể đầu tư cơng nghệ, kỹ thuật, cải thiện con giống, phương pháp nuôi trồng và sản xuất.

Thứ bảy, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy định phù hợp với quốc tế.

Trong số hơn 54000 tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành mới chỉ có 800 tiêu chuẩn thống nhất với ISO, trong lĩnh vực thực phẩm Việt Nam chỉ có khoảng 790 bộ tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có 300 bộ tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

Thứ tám, nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua các rào

cản về trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn SA 8000 cản trở hàng xuất khẩu Việt Nam,do vậy, để các sản phẩm thủy sản của Việt Nam làm ra dễ thâm nhập vào các thị trường trên thế giới thì việc sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP đang là một yêu cầu cấp thiết. Theo Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas Certification Việt Nam, để sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp làm ra đạt tiêu chuẩn Global GAP, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các u cầu trong q trình ni và chế biến thủy sản mà còn phải sử dụng con giống, thức ăn... được sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP.

Thứ chín, Nhà nước cần một mặt nâng cao nhận thức cho các doanh

nghiệp triển khai, mặt khác hỗ trợ tư vấn pháp luật và tạo điều kiện vật chất để doanh nghiệp có thể vượt qua rào cản này tốt nhất. Chính phủ xây dựng chương trình quy hoạch ni trồng hợp lý, có biện pháp quản lý và bảo vệ mơi trường.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)