Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có các mức thuế khác nhau áp dụng với các nhóm nước khác nhau và đặc biệt với hàng dệt may nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo nước, nên việc xác định xuất xứ hàng hoá rất quan trọng.
Trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất hiện nay, việc xác định xuất xứ hàng dệt may rất khó khăn và phức tạp. Bởi vì hàng dệt may thường nhập khẩu nguyên phụ liệu ở các nước khác nhau, hình thức xuất khẩu phổ biến là nhận gia cơng.
Ngun tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hoá. Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng hoá là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hố đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Đối với hàng dệt may việc xác định xuất xứ tuân theo những quy định sau:
Những nguyên tắc chung:
Nước xuất xứ là nước sản xuất ra tồn bộ hàng hóa (trừ những ngoại lệ về nguyên liệu tối thiểu đã được quy định trong 19 CFR mục 102.13).
Đối với sợi (bao gồm cả sợi đơn và sợi đa). Nước xuất xứ của sợi, chỉ, sợi bện, thừng, chão, cáp, dây tết là nước sản xuất ra những loại hàng này.
Đối với vải: nước xuất xứ là nước dệt ra vải.
Các sản phẩm dệt may khác: Nước xuất xứ là nước lắp ráp ra thành phẩm.
Nếu không xác định được xuất xứ của một sản phẩm dệt hay quần áo bằng một trong những nguyên tắc trên, và do sản phẩm được sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là:
Nước mà quá trình lắp ráp quan trọng nhất diễn ra. Việc xác định hoạt động sản xuất quan trọng nhất sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nếu khơng thể xác minh được quy trình nào là quan trọng nhất, thì nước xuất xứ là nước cuối cùng mà tại đó hoạt động lắp ráp hay sản xuất diễn ra.
Thứ tự áp dụng các nguyên tắc:
Các nguyên tắc trên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên áp dụng theo quy định của Hải quan Hoa Kỳ phần 102.21 (9c) như sau:
1) Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở một nước ;
2) Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang mã thuế khác); 3) Nước mà sản phẩm có những phần chính được tạo thành hình;
4) Sản phẩm hồn tồn được lắp ráp tại một nước;
5) Nước mà tại đó quy trình lắp ráp quan trọng nhất diễn ra; 6) Nước cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp diễn ra.
Đối với quần áo, nơi lắp ráp - may vải đã cắt thành quần áo chứ không phải nơi cắt vải là nước xuất xứ quần áo.
Luật thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các hàng dệt may nhập khẩu phải được đánh dấu nước xuất xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy và khơng thể tẩy xố được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hố đó tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Luật khơng cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng dệt may có xuất xứ nước ngồi những từ như “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ một thành phố hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác hàng dệt may đó được sản xuất tại Hoa Kỳ,
trừ phi trên nhãn hoặc bao bì hàng có ghi kèm một cách rõ ràng ở chỗ dễ thấy nước xuất xứ của hàng hoá.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất hàng sang thị trường Hoa Kỳ cần chú ý khâu xác định xuất xứ và ghi xuất xứ hàng hố. Vì hàng dệt may nhập khẩu vi phạm quy định đánh dấu xuất xứ sẽ bị hải quan giữ lại, và có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm bằng 10% trị giá hàng vi phạm trừ phi hàng hóa đó được tái xuất, tiêu huỷ hoặc đánh dấu nước xuất xứ dưới sự giám sát của hải quan.
Trước khi triển khai q trình sản xuất hoặc thậm chí ngay khi thương thảo hợp đồng các doanh nghiệp dệt may nên kiểm tra và thống nhất với nhà nhập khẩu về cách đánh dấu xuất xứ hàng hoá. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đối chiếu với các quy định của hải quan xem có phù hợp khơng. Đây tuy là một quy định nhỏ nhưng nó là rào cản đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Vì nhiều doanh nghiêp cịn lúng túng trong khâu xác định xuất xứ của hàng dệt may khi hàng đó được nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngồi và q trình sản xuất cũng liên quan tới các nước ngồi. Bên cạnh đó hồ sơ trình báo hải quan để xác định xuất xứ hàng hoá cũng rất phức tạp bao gồm nhiều tài liệu liên quan tới hàng hố từ khâu ngun liệu, q trình sản xuất tới khi thành sản phẩm, các hồ sơ này tất nhiên phải được trình bày bằng tiếng Anh. Các doanh nghiệp cần quan tâm đào tạo cán bộ xuất khẩu để họ thơng hiểu được các quy định này, có như vậy mới tránh được những chi phí cũng như những rắc rối khơng cần thiết sau này và hàng dệt may Việt Nam mới vào được thị trường Hoa Kỳ.