Hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may thực hiện đổi mới khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 42)

III. ẢNH HƯỞNG RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM

1. Giải pháp từ phía Nhà nước

1.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may thực hiện đổi mới khoa học công nghệ

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của ngành dệt may Việt Nam còn yếu kém. Dù các doanh nghiệp đã và đang từng bước thực hiện đổi mới cơng nghệ sản xuất nhưng do cịn thiếu vốn và kiến thức mà chun mơn mà q trình này diễn ra chậm và kém hiệu quả. Trong khi đó, để có thể đáp ứng được hệ thống các quy định của các rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ áp dụng, các doanh nghiệp cần phải có cơng nghệ sản xuất hiện đại, không chỉ để đảm bảo chất lượng của sản phẩm mà còn để sản xuất sạch, bảo vệ mơi trường. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành dệt may nhằm cải thiện năng lực, đáp ứng yêu cầu của các rào cản kỹ thuật tại thị trường quốc tế. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị như đánh thuế nhập khẩu thấp, đơn giản hóa thủ tục hải quan… Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp dệt may trong nước liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các công ty xuyên quốc gia,... để từ đó có thể tiếp thu được khoa học cơng nghệ, trình độ chun mơn nhằm năng cao năng lực sản xuất trong nước. Đồng thời, nhà nước cũng cần triển khai thực hiện các dự án nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu để có các cơ quan này có thể trợ giúp một cách hiệu quả cho các doanh nghiệp dệt may trong việc xác định sử dụng dây chuyền sản xuất nào là phù hợp và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)