Định hướng cho doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và đổi mới công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 49 - 50)

III. ẢNH HƯỞNG RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM

2. Giải pháp từ phía Hiệp hội dệt mayViệt Nam

2.4. Định hướng cho doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và đổi mới công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp

đổi mới công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp

Việt Nam không tự đảm bảo được nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may mà khoảng 70% nguyên liệu được nhập khẩu từ nhiều nguồn xuất khẩu nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ...Điều đó khiến cho chất lượng ngun liệu khơng được kiểm sốt chặt chẽ, sản phẩm dệt may được sản xuất ra không đảm bảo sẽ th a mãn các yêu cầu của hệ thống TBT Hoa Kỳ, đặc biệt là yêu cầu của CPSIA. Để giải quyết được vấn đề này thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, VITAS và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó vai trị của VITAS là người tư vấn cho nhà nước và các doanh nghiệp. Đối với các dự án quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu dệt may của nhà nước, VITAS cần phối hợp với Hiệp hội bông sợi Việt Nam VCOSA xây dựng, hướng dẫn, giám sát người dân về cách thức trồng, chăm sóc, thu hoạch bông đạt các tiêu chuẩn chất lượng cũng như đạt mức sản lượng ngành dệt may yêu cầu. VITAS cũng cần phải đóng

vai trị hướng dẫn các doanh nghiệp dệt may trực tiếp thu mua bông tại nơi sản xuất, để các doanh nghiệp có thể chủ động đảm bảo nguồn nguyên liệu của mình . Đối với doanh nghiệp, VITAS cần tăng cường vai trị tìm kiếm nguồn ngun liệu nhập khẩu của mình. VITAS cần định hướng cho các doanh nghiệp tìm đến những nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng đống nhất, đạt tiêu chuẩn, có thể dùng để sản xuất các sản phẩm đạt yêu cầu của hệ thống TBT Hoa Kỳ. VITAS cũng có thể đứng ra đại diện cho các doanh nghiệp dệt may quy mô nhỏ để thực hiện một hợp đồng mua bán nguyên liệu số lượng lớn nhằm đồng nhất chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như giảm giá mua, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Về công nghệ sản xuất, VITAS cần tăng cường vai trị của mình trong việc định hướng cho các doanh nghiệp sử dụng các loại thiết bị máy móc hiện đại, có cơng suất lớn, có thể sản xuất ra được các sản phẩm dệt may đạt yêu cầu của hệ thống TBT nói chung và của CPSIA nói riêng. VITAS có thể đóng vai trị là cầu nối giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam với các nguồn cung cấp máy móc thiết bị chất lượng tốt, giá thành hợp lý; giúp các doanh nghiệp từng bước đối mới công nghệ sản xuất một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đối với những máy móc thiết bị của các ngành phụ trợ như nhuộm, in, VITAS cũng cần phải chú ý định hướng cho các doanh nghiệp sử dụng đúng những cơng nghệ sản xuất có thể tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của riêng Hoa Kỳ. Ví dụ, thị trường Hoa Kỳ cần khổ queen và king trong khi các thiết bị của Việt Nam hiện chỉ sản xuất chăn, drap và gối khổ full và twin; trong trường hợp này, VITAS cần phải hướng dẫn các doanh nghiệp mua các máy dệt khổ vải đến 3,6m và khổ in hoa 3,4m để có thể sản xuất được các sản phẩm th a mãn yêu cầu.

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)