Ảnh hưởng tiêu cực:

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 35 - 37)

III. ẢNH HƯỞNG RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM

1. Ảnh hưởng tiêu cực:

Trong thương mại quốc tế, do xu hướng dỡ bỏ các rào cản thuế quan để thực hiện tồn cầu hóa kinh tế, việc sử dụng hệ thống tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật ngàu càng trở nên phổ biến và tinh vi trong việc thực hiện mục tiêu bảo hộ sản xuất nội địa của các quốc qua. Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Hoa Kỳ áp dụng với sản phẩm dệt may nhập khẩu có nhiều tác động tiêu cực đến kết quả xuất nhập khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của ngành dệt may Việt Nam.

- Thứ nhất: các rào cản kỹ thuật cản trở sản phẩm dệt may thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Các quy đinh kỹ thuật mang tính bắt buộc Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu khiến cách sản phẩm dệt may Việt Nam muốn được vào thị trường này thì phải đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt được đặt ra. Chính thức có hiệu lực vào ngày 10/2/2010. CPSIA được coi là đạo luật khắt khe nhất đối với các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nói chung và với mặt hàng dệt may của Việt Nam nói riêng. CPSIA đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe với sản phẩm dệt may về hàm lượng chì, hàm lượng phthalate, tính cháy… khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó khăn trong việc làm thế nào để sản xuất được các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các quy

đinh này. Trong trường hợp sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ không đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống TBT, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu nhiều tổn thất. Nếu lơ hàng xuất khẩu có một sai sót nhỏ và khơng đáp ứng một trong những tiêu chuẩn đã đề ra thì lơ hàng đó sẽ bị Hoa Kỳ từ chối nhấp khẩu. Hàng hóa đó sẽ bị trả lại cho nhà sản xuất hoặc bị tiêu hủy… Điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà sản xuất, gây thiệt hại lớn cho nhà sản xuất khẩu. Việc một lô hàng không được chấp nhận, dù trả về hay tiêu hủy đều dẫn đến hiện tượng ứ đọng vốn, thua lỗ, thậm chí mất trắng tồn bộ lơ hàng. Điều này sẽ tạo tác động tiêu cực đến uy tín cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - loại hình doanh nghiệp dệt may phổ biến nhất tại Việt Nam.

- Thứ hai: các rào cản kỹ thuật sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh về giá của sản phẩm dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải tăng chi phí sản xuất để thay đổi điều kiện sản xuất sao cho đáp ứng được những yêu cầu của quy định về kỹ thuật. Ví dụ, để đáp ứng được yêu cầu của SA8000 và WRAP, doanh nghiệp cần tăng cương chi phí đảm bảo mơi trường làm việc cho người lao động phải an tồn – mơi trường làm việc không độc hại, không gây tác động xấu đến sức khỏe người lao động, tăng chi phí tiền lương để đảm bảo được mức tiền lương tối thiểu của cơng nhân, chi phí xử lý chất thải, bảo vệ mơi trường. So với sản phẩm dệt may của các nước xuất khẩu khác, sản phẩm của Việt Nam có giá rẻ hơn là do chi phí quản lý, chi phí nhân cơng ở Việt Nam thấp hơn. Hệ thống quản lý, sản xuất ở Việt Nam lạc hậu hơn so với các nước khác. Vì thế để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của Hoa Kỳ về chất lượng sản phẩm, hệ thống quản lý… thì các doanh nghiệp Việt Nam mất nhiều chi phí hơn doanh nghiệp các nước khác để được cấp giấy chứng nhận. Bởi vậy, giá các sản phẩm dệt may ở Việt Nam bị hệ thống TBT của Hoa Kỳ tác động mạnh hơn, dẫn đến việc sau khi đã vượt qua các rào cản kỹ thuật, sản phẩm dệt may của Việt Nam bị giảm đị lợi thế cạnh tranh về giá so với các sản phẩm của các quốc gia khác nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Như vậy, các rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ áp dụng đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu rất hiệu quả trong việc hạn chế các sản phẩm này khỏi việc thâm nhập được vào thị

trường nội địa cũng như trong việc làm giảm lợi thế so sánh về giá của sản phẩm dệt may nhập khẩu so với sản phẩm dệt may nội địa.

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)