III. ẢNH HƯỞNG RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM
1. Giải pháp từ phía Nhà nước
1.6. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may
Lực lượng lao động trong ngành dệt may có lợi thế là nguồn lao động giá rẻ nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, chỉ đáp ứng chủ yếu trong giai đoạn gia cơng hàng dệt may mà chưa có đội ngũ chuy n mơn. Bên cạnh đó, chi phí để đáp ứng tiêu chuẩn trong SA-8000 cũng như WRAP sẽ giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nếu sử dụng quá nhiều lao động giản đơn. Do vậy, trong xu hướng phát triển chung của nguồn nhân lực Việt Nam, đội ngũ nhân lực trong ngành dệt may cần được được đầu tư đào tạo nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng các yêu cầu mới trong sản xuất. Nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của đội ngũ lao động trong ngành dệt may, Nhà nước cần xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, trong đó Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngồi nước. Chương trình đào tạo này phải nhằm mục đích đáp ứng được các nhu cầu từ phía các doanh nghiệp dệt may ví dụ như
khắc phục tình trạng thiếu các cơng nhân lành nghề, kỹ sư dệt và đặc biệt là đội ngũ chuy n gia về thiết kế thời trang. Cụ thể hơn nữa, Nhà nước cần tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cũng như các khóa học dài hạn theo yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời thường xuyên nâng cao kiến thức của các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật về cả lý thuyết lẫn thực tế thơng qua các chương trình đào tạo chuyên sâu, các chuyến cơng tác thực tế tại các nước có nền sản xuất tiên tiến.