Thực hiện chiến lược marketing chung cho toàn ngành dệt may

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 50 - 52)

III. ẢNH HƯỞNG RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM

2. Giải pháp từ phía Hiệp hội dệt mayViệt Nam

2.5. Thực hiện chiến lược marketing chung cho toàn ngành dệt may

Trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng, sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn chưa x y dựng được thương hiệu riêng của mình. Mặc dù hàng dệt may Việt Nam có chất lượng tốt nhưng lại chỉ được biết đến với đặc điểm giá rẻ, khiến cho các thị trường nước ngoài đánh giá sản phẩm của Việt Nam có chất

lượng kém, khơng đáp ứng được nhu cầu cũng như khơng đảm bảo được an tồn của người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thâm nhập thị trường quốc tế nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng của sản phẩm dệt may Việt Nam. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã thực hiện các chiến lược Marketing nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, nhưng do khó khăn về vốn và trình độ mà các chiến lược này c n manh mún, chưa thực sự tạo ra hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, VITAS cần đứng ra tổ chức thực hiện chiến lược marketing chung đối với thị trường Hoa Kỳ của ngành dệt may Việt Nam. Đối với kh u đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược marketing, VITAS cần tận dụng các mối liên kết của mình với các doanh nghiệp ngành dệt may Hoa Kỳ để tìm kiếm thơng tin về nhu cầu, thị hiếu, dung lượng...của thị trường, các quy định của rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ cũng như hướng dẫn thực hiện các u cầu đó. Kết hợp với thơng tin của các doanh nghiệp dệt may, VITAS sẽ có cơ sở dữ liệu khá đầy đủ về thị trường Hoa Kỳ và các hệ thống TBT để phân tích thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, VITAS cần tạo dựng được cho ngành dệt may Việt Nam một thương hiệu sản phẩm với chất lượng tốt, thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, mức giá hợp l . Để xây dựng được thương hiệu này, các hoạt động quảng cáo sản phẩm, xúc tiến và hỗ trợ tiêu dùng như khuyến mại, dùng thử... cần được VITAS tích cực thực hiện. Hiện nay, VITAS có thực hiện in ấn và phát hành tại nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ cuốn New Directory bằng tiếng anh để quảng cáo cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động quảng cáo này là không cao do việc lưu truyền quyển sách không được thuận tiện, thông tin trong quyển sách cũng khơng được cập nhật và có sức hút lớn. Thay bằng cách quảng cáo này, VITAS có thể thực hiện các biện pháp quảng cáo khác hiệu quả hơn như x y dựng website giới thiệu, quảng cáo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và sản phẩm của mình với thị trường Hoa Kỳ. Đồng thời, để quảng bá rộng rãi sản phẩm của Việt Nam đến người tiêu dùng cá nhân Hoa Kỳ, VITAS cần thực hiện các đoạn

clip quảng cáo, các biểu tượng hay slogan đặc trưng chỉ gắn liền với sản phẩm dệt may Việt Nam, tạo sự khác biệt giữa sản phẩm của Việt Nam và sản phẩm dệt may nhập khẩu từ các nước khác. Bằng cách thực hiện hiệu quả chiến lược Marketing, sản phẩm dệt may Việt Nam có thể tạo dựng được niềm tin đối với thị trường Hoa Kỳ, giúp cho hàng dệt may không cần phải xin cấp tất cả các giấy chứng nhận mà tiêu chuẩn kỹ thuật Hoa Kỳ yêu cầu. Từ đó, việc vượt qua các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn, sức ảnh hưởng của hệ thống TBT này đối với giá sản phẩm cũng sẽ giảm bớt.

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)