Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 52 - 53)

III. ẢNH HƯỞNG RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM

2. Giải pháp từ phía Hiệp hội dệt mayViệt Nam

2.6. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành

Nhân tố nguồn nhân lực đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng nên phát triển nhân tố này là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành dệt may. Để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, lao động của ngành dệt may về hệ thống TBT của Hoa Kỳ thì cần nhà nước, VITAS và các doanh nghiệp cần có sự phối hợp đồng bộ. Nếu nhà nước định hướng và tạo điều kiện thành lập, phát triển các viện đào tạo nhân lực cho ngành dệt may thì VITAS cần phải đóng vai trị là người đứng ra tổ chức, quản lý, giám sát và kiểm tra việc đào tạo. VITAS cần phải xây dựng một đội ngũ giảng vi n, người đào tạo có trình độ và kinh nghiệm để trực tiếp giảng dạy và quản lý viện đào tạo, đồng thời phải thống nhất được chương trình giảng dạy. Để có thể đưa ra các biện pháp hiệu quả trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ, VITAS cần chỉ đạo các viện đào tạo có chuyên ngành riêng nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ để có thể đào tạo được nguồn nhân lực có hiểu biết chắc chắn về công nghệ sản xuất, các quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các đặc điểm, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của thị trường Hoa Kỳ. Vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu dệt may quan trọng nhất của Việt Nam, chuyên ngành này sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ nói riêng và kim ngạch xuất khấu dệt may Việt Nam nói chung, phát triển một cách nhanh chóng.

Đối với những cán bộ, lao động hiện đang làm việc trong ngành, VITAS cần phải tổ chức những khóa học, buổi hội thảo, tọa đàm, những cuộc thi thiết thực để trang bị thêm cho họ các kiến thức cần thiết, cập nhật về các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ. Các kiến thức này khơng chỉ có các quy định cụ thể Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu mà còn bao gồm hướng dẫn thực hiện các quy định đó, các máy móc thiết bị, hóa chất có thể sử dụng để sản xuất ra sản phẩm th a mãn yêu cầu.

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)