III. ẢNH HƯỞNG RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM
3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp dệt may
3.1. Xây dựng và kiện toàn sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúngquy định của Hoa Kỳ quy định của Hoa Kỳ
Nắm chắc các quy định của rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ là một trong những điều kiện tiên quyết giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tìm được biện pháp phù hợp để vượt qua được các rào cản này. Chính vì vậy, muốn sản phẩm của mình có thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần phải tự xây dựng cho mình một hệ thống thơng tin và tiêu chuẩn kỹ thuật đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của Hoa Kỳ. Doanh nghiệp cần tận dụng sự trợ giúp về mặt thơng tin từ phía Nhà nước và Hiệp hội dệt may VITAS để thu thập tất cả các quy định, hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật Hoa Kỳ đưa ra. Các doanh nghiệp cũng cần tích cực chia sẻ với nhau các bài học và kinh nghiệm bản thân doanh nghiệp có được trong những hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trước đó. Dựa vào thơng tin của VITAS cung cấp và hệ thống thông tin doanh nghiệp tự xây dựng, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ quan trọng của các giấy chứng nhận đối với bản thân doanh nghiệp để từ đó có thể lựa chọn được các giấy chứng nhận mà doanh nghiệp cần phải xin cấp. Ví dụ, trong điều kiện chi phí sản xuất cao, doanh nghiệp sẽ quyết định chỉ xin giấy chứng nhận tổng quát GCC mà không xin chứng chỉ SA800 vì GCC mang tính bắt buộc đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ cịn SA8000 thì khơng. Bên cạnh hệ thống thơng tin, các doanh nghiệp dệt may cũng cần phải tự xây dựng cho mình một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo các yêu cầu Hoa Kỳ đưa ra. Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật của Việt Nam đối với hàng dệt may đã không c n phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, nên trong thời gian Nhà nước thực hiện việc xây dựng lại hệ thống này, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng cho doanh nghiệp. Việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ cần tuyệt đối tuân thủ theo các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp hệ thống để có thể đảm bảo được rằng sản phẩm của doanh nghiệp th a mãn các yêu cầu mà hệ thống TBT của Hoa Kỳ đặt ra.
3.2. Đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp dệt may trong nước và ngoài nước
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tuy có số lượng nhiều nhưng quy mô doanh nghiệp thường là vừa và nhỏ . Để có thể tăng cường sức mạnh của sản phẩm của các doanh nghiệp này trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ để thâm nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp cần phải liên kết chặt chẽ với nhau trên nhiều phương diện. Về mặt thông tin, các doanh nghiệp cần chia sẻ các bài học, kinh nghiệm, các thơng tin mà doanh nghiệp có được trong việc vượt qua hệ thống TBT Hoa Kỳ. Về nguồn nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp quy mơ vừa và nhỏ có thể cùng nhau đi tìm nguồn hàng có chất lượng tốt, ổn định. Việc các doanh nghiệp cùng liên kết và ký hợp đồng mua nguyên liệu cũng sẽ giúp cho giá mua rẻ hơn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Về cơng nghệ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần kết hợp với nhau để tìm hiểu, nghiên cứu cơng nghệ sản xuất mới nào có thể sản xuất được các sản phẩm theo yêu cầu của Hoa Kỳ và có giá cả hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp nhất. Việc các doanh nghiệp cùng mua máy móc thiết bị cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mua hàng, vận chuyển...
Bên cạnh việc xây dựng liên kết với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp dệt may cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Hoa Kỳ. Liên kết với các doanh nghiệp nước ngồi khơng chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được nguồn thơng tin cập nhật và đầy đủ về các quy định kỹ thuật của Hoa Kỳ mà cịn giúp các doanh nghiệp có điều kiện học tập họ về công nghệ sản xuất, các biện pháp về nhân lực, quản
lý...họ sử dụng để giúp sản phẩm dệt may có thể vượt qua hệ thống TBT Hoa Kỳ. Để thiết lập được các mối quan hệ này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng, duy trì từ các mối quan hệ bn bán trước đầy hoặc thông qua sự giới thiệu của VITAS hay trực tiếp liên lạc với đối tác để thiết lập quan hệ.
3.3.Chú trọng vấn đề nguyên liệu đầu vào và hiện đại hóa cơng nghệ sản xuất
Nguyên liệu đầu vào vẫn là một bài tốn khó đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi họ không thể chủ động được về nguồn nguyên liệu và phải nhập khẩu khoảng 70% giá trị nguyên liệu sản xuất. Giá cả biến động và chất lượng không được đảm bảo của nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến cho giá cả và chất lượng của sản phẩm dệt may Việt Nam không đủ sức vượt qua được ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải tự chủ được nguồn nguyên liệu để nâng cao khả năng vượt qua hệ thống TBT Hoa Kỳ của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Đầu tiên, doanh nghiệp cần thơng qua VITAS để tìm đến những nguồn nguyên liệu nhập khẩu với giá cả, số lượng ổn định, chất lượng đảm bảo. Bên cạnh nguồn thông tin của VITAS, doanh nghiệp cũng cần tự mình nghiên cứu thị trường nguyên liệu thế giới, so sánh giữa các nguồn khác nhau để lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu cố định cho mình. Giá cả là một yếu tố quan trọng nhưng các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến chất lượng nguyên liệu và tính ổn định trong số lượng cung cấp của một nguồn cung cấp khi tìm nguồn cung cấp nguyên liệu cho mình . Đối với việc thu mua nguyên liệu trong nước, doanh nghiệp cần phải theo sát các chính sách quy hoạch vùng trồng nguyên liệu của nhà nước. Doanh nghiệp có thể phụ trách một khu vực trồng nguyên liệu của mình bằng cách hỗ trợ nông dân về vốn, cách thức trồng, thu hoạch và sau đó, doanh nghiệp sẽ thu mua nguyên liệu do họ sản xuất ra. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể giám sát được chất lượng và số lượng nguyên liệu họ sẽ thu mua, hạn chế sự biến động trong giá cả của nguyên liệu đầu vào.
Công nghệ sản xuất lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm dệt may Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của hệ thống TBT của Hoa Kỳ. Muốn cải thiện được chất lượng sản phẩm, đạt được những yêu cầu các rào cản kỹ
thuật đưa ra, doanh nghiệp dệt may cần phải đổi mới, hiện đại công nghệ sản xuất của mình . Để giải quyết vấn đề về vốn-vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong đổi mới cơng nghệ, các doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể. Các doanh nghiệp cần tranh thủ các chính sách hỗ trợ về vốn của nhà nước, tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư bằng cách thực hiện cổ phần hóa hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng nên ưu ti n trích một phần lợi nhuận để đầu tư cho công nghệ sản xuất. Về mặt thông tin kỹ thuật, để tránh trường hợp do thiếu thông tin mà doanh nghiệp mua những công nghệ sản xuất hiện đại nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu của hệ thống TBT Hoa Kỳ đưa ra, doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiên cứu kỹ càng. Dựa vào các thông tin VITAS cung cấp cũng như các nghiên cứu của doanh nghiệp về công nghệ sản xuất dệt may, doanh nghiệp cần mua những công nghệ sản xuất đáp ứng được yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ với một mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh việc tự mình nghiên cứu, thử nghiệm các chất hóa học hiệu quả trong sản xuất, thân thiện với mơi trường và an tồn cho người sử dụng để đưa vào sản xuất. Các doanh nghiệp cũng cần phải quantâmhơn nữa đến khâu thiết kế sản phẩm, đặc biệt là thiết kế dây rút, dây buộc ở các sản phẩm trẻ em, để đảm bảo rằng các sản phẩm dệt may có thể đáp ứng các yêu cầu của hệ thống TBT Hoa Kỳ áp dụng.
3.4. Đẩy mạnh marketing và xây dựng thương hiệu
Do chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu nên người tiêu dùng chỉ biết đến mức giá rẻ mà không biết đến chất lượng của sản phẩm dệt may Việt Nam. Sau khi vượt qua rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ, lợi thế cạnh tranh duy nhất về giá của sản phẩm dệt may Việt Nam bị mất đi, khiến cho sản phẩm của Việt Nam không có lợi thế nào nữa với các hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ các nước khác. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sau khi lợi thế về giá đã mất đi do ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật. Trong bước đầu tiên là nghiên cứu thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng về đặc điểm của thị
trường, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng...để có thể định hướng, xây dựng kế hoạch sản xuất và quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần kết hợp với VITAS cũng như cần tự mình tích cực quảng cáo về chất lượng, mẫu mã, tính thân thiện với mơi trường, tính an tồn với người tiêu dùng của sản phẩm. Việc quảng cáo cần được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau (clip quảng cáo, sách báo, quảng cáo thông qua các website giao dịch...) phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Việc xây dựng thành cơng một thương hiệu sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với mơi trường, an toàn với người sử dụng sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may tiết kiệm chi phí xin các giấy chứng nhận như SA8000 hay WRAP, từ đó hạn chế tác động về giá của các rào cản kỹ thuật.
3.5. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực
Một trong những biện pháp quan trọng để giúp sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể dễ dàng vượt qua các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ trong dài hạn là chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần xây dựng được một bộ phận trực tiếp thu thập, cập nhật các thông tin li n quan đến hệ thống TBT của Hoa Kỳ (các quy định mới, hướng dẫn thực hiện, các công nghệ sản xuất mới có thể đáp ứng được yêu cầu Hoa Kỳ đưa ra...). Bộ phận này có nhiệm vụ truyền đạt thông tin này cho bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về các yêu cầu Hoa Kỳ đưa ra, hướng dẫn bộ phận này cách sản xuất các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu với công nghệ, dây chuyền mới. Đối với bộ phận sản xuất, doanh nghiệp cũng cần đào tạo được các cán bộ, lao động có khả năng vận hành, sử dụng các cơng nghệ, dây chuyền hiện đại, các hóa chất mới. Bên cạnh đó, các cán bộ tham gia hoạt động thí nghiệm, thử nghiệm các sản phẩm, hóa chất mới của doanh nghiệp cũng cần được doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Các doanh nghiệp dệt may cũng cần khắc phục khuyết điểm về mẫu mã, thiết kế của mình bằng cách chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bộ phận thiết kế của doanh nghiệp. Thiết kế của sản phẩm khơng chỉ đảm bảo tính hữu dụng, tính
thẩm mỹ mà cịn cần đảm bảo tính an tồn cho người tiêu dùng theo như yêu cầu của CPSIA.
Tóm lại : Nhà nước, Hiệp hội dệt may Việt Nam VITAS và các doanh nghiệp dệt
may cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ về nguyên liệu, công nghệ sản xuất, kiểm định sản phẩm, nhân lực và quản l để có thể nâng cao khả năng vượt qua các rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ áp dụng với sản phẩm dệt may nhập khẩu, từ đó nâng cao tổng giá trị xuất khẩu của ngành sang thị trường này.