Đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 44 - 45)

III. ẢNH HƯỞNG RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM

1. Giải pháp từ phía Nhà nước

1.5. Đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mạ

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, xúc tiến thương mại ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh lưu lượng hàng hóa dịch vụ trao đổi trên tồn thế giới. Thơng qua các hoạt động xúc tiến thương mại tại Hoa Kỳ, ngành dệt may Việt Nam sẽ xây dựng và quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của các sản phẩm dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn để khai thác thông tin về các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ. Để thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, về phía Nhà nước cần có các giải pháp mang tính vĩ mơ như sau:

Thứ nhất: Việt Nam cần tăng cường mối quan hệ thương mại hữu nghị, hợp tác

kinh tế với Hoa Kỳ trên lĩnh vực dệt may, tăng cường ký kết các hiệp định hỗ trợ phát triển ngành dệt may. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần xây dựng và củng cố mối quan hệ với các quốc gia khác. Từ đó, ngành dệt may Việt Nam sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để thâm nhập các thị trường khác như EU, Nhật Bản... nhằm gây tiếng vang, nâng cao uy tín cho mặt hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Thứ hai: Nhà nước cần nâng cao vai trò của các Thương vụ, Đại sứ quán của Việt

Nam Hoa Kỳ. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy vai trị cung cấp, cập nhật thông tin cập nhật về các thay đổi trong các chính sách quản lý nhập khẩu, trong các quy định kỹ thuật đối với mặt hàng dệt may. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có sự thay đổi các chính sách, quy định rất thường xuyên nên các doanh nghiệp phải cập nhật thường xuy n để đáp ứng được các chính sách và quy định

này. Bên cạnh đó, những cơ quan như Thương vụ, Đại sứ quán cũng cần cải thiện khả năng giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.

Thứ ba: Nhà nước cần chú trọng công tác thành lập và tổ chức hoạt động của các

tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm, đầu tư, sản xuất, các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với sản phẩm dệt may trên các trang website và các bản tin thị trường. Nhờ những thông tin từ các tổ chức này trên website, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nguồn thơng tin cập nhật về Hoa Kỳ, từ đó nắm bắt nhanh nhậy về nhu cầu thị trường, các thay đổi trong yêu cầu của rào cản kỹ thuật. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp kịp thời để đối phó với những sự thay đổi đó. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hỗ trợ và đẩy mạnh tổ chức các hội chợ quốc tế mang tính quảng bá, mang tới cho bạn bè quốc tế những thơng tin, hình ảnh tốt đẹp về mặt hàng dệt may Việt Nam, để có thể thu hút thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài và tạo được sự tin tưởng của họ về chất lượng của mặt hàng dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Rào cản xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)