KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động vận động tiếp nhận và sử dụng máu tại trung tâm truyền máu chợ rẫy (Trang 83 - 88)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nội dung chương này se bàn luận kết quả nghiên cứu chương 4. Từ đó se đưa ra những gợi ý về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả các khâu trong quy trình truyền máu . Ngoài ra, chương này nêu lên những đóng góp của luận văn về quy trình truyền máu tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy. Cuối cùng nêu lên hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1.BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy trình tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu và sử dụng máu tại Bệnh Viện Chợ Rẫy đang cải thiện, có những vấn đề chưa tốt.

Cơng tác tun truyền, vận động, tiếp nhận máu gồm nhiều hoạt động, trong đó hoạt động tuyên truyền vận động quan trọng nhất, công tác này se ảnh hưởng tới cả quy trình truyền máu và chất lượng nguồn máu tiếp nhận được.

Về lập kế hoạch: Vì hoạt động hiến máu tình nguyện là hoạt động mang tính

phong trào mà cơng tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân mang tính liên tục, đều đặn và lâu dài, từ đó dẫn đến tình trạng nguồn máu cung cấp không đáp ứng đúng thời điểm với nhu cầu máu. Do đó việc lập kế hoạch vận động hiến máu để chủ động điều phối nguồn cung cấp máu đảm bảo cho nhu cầu điều trị là hết sức cần thiết. Tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy có lên kế hoạch chặt che, số lượng cụ thể, dự kiến số lượng tiếp nhận máu năm sau cao hơn năm trước. Điều này phù hợp với cách ước tính nhu cầu máu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2005a).

Kế hoạch vận động hiến máu trên được phân bố đều đặn liên tục, vẫn có tháng số lượng cao, có tháng số lượng thấp nhưng chênh lệch này không quá cao, tháng vận động nhiều se bù đắp cho tháng ít. Đặc biệt là thời điểm Tết nguyên đán (tháng 2) là tháng tiếp nhận số lượng ít nhất và tháng he (tháng 6,7) thì trung tâm truyền máu vẫn có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng lượng máu trước những tháng trên.

Tuy nhiên việc lập kế hoạch chi tiết về tiếp nhận máu hiện tại chưa đạt hiệu quả cao. Để thực hiện tốt hơn cần sự phối hợp chặt che giữa Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy với các bên liên quan như : Ban chỉ đạo vận động hiến máu các Tỉnh, Ban Giám hiệu các Trường Đại học để đề ra kế hoạch sớm và chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu cả năm.

Về tình hình tiếp nhận máu: từ năm 2005-2014 tăng dần số lượng máu tiếp nhận và số lượng máu, chế phẩm máu cung cấp (xem hình 1.2). Theo “Khảo sát kế hoạch vận động hiến máu và đánh giá kết quả tiếp nhận máu của Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy từ năm 2009-2013” taị hôị nghi ̣Khoa

hoc̣ Huyết hoc̣ – Truyền máu

toàn quốc năm 2014 cho thấy có sư ̣ phố i

hơp̣ chăṭ chẽ vớ i Ban chỉ

đaọ

ṇ đôṇ g hiến máu các Tỉnh về

lâp̣ kế hoac̣ h vâṇ đôṇ g hiến máu trong từ ng tháng , từ ng năm

và sát với nh u cầu sử duṇ g . Trung tâm đã tiếp

nhâṇ đươc̣ nguồ n máu hiến tình

nguyê

ṇ ngày càng tăng : từ 57801 đơn vị máu vào năm 2009 lên 84684 đơn vi ̣máu vào năm 2013. Từ năm 2010-2013 nguồ n máu này đã đáp ứ ng

đươc̣ sử duṇ g.

100% nhu cầu

Điều này cho thấy nguồ n máu tình nguyêṇ

taị trung tâm truyền máu Chợ Râỹ

đã thay thế hoàn toàn các ng̀ n máu khác (Lê Hồng Oanh và cộng sự, 2014). Kết quả này tương tự với kết quả khảo sát trong 3 năm của Nguyễn Trường Sơn và cộng sự (2012), khảo sát 5 năm của Bệnh viện Truyền máu Huyết học (2007- 2011) (Đào

Ngoc̣

Tu yền và cộng sự, 2012) và Viện Huyết học truyền máu Trung

ương năm 2014 (Hà Hữu Nguyện và cộng sự, 2014).

Về chất lượng: việc hiến máu thể tích 350ml trở lên se tác động lớn tới an

toàn truyền máu. Hiện nay người hiến máu hiến số lượng 350ml trở lên chiếm đa số (hơn 87,35%).Tỉ lệ này ngược lại so với nghiên cứu của Viện huyết học truyền máu trung ương tiếp nhận đa số 250ml (Hà Hữu Nguyện và cộng sự, 2014).

Tỉ lệ hủy máu do bệnh lý có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ người hiến máu đã có “tự sàng lọc” trước khi hiến máu, cơng tác tuyên truyền, vận động

trước khi hiến máu đạt hiệu quả và điều đặc biệt là người bệnh se được dùng nguồn máu sạch này trong chữa bệnh và cấp cứu. Riêng khu vực TPHCM tỉ lệ hủy

thấp nhất, chứng tỏ người hiến máu ý thức hơn, họ “tự sàng lọc” trước khi hiến máu và tuyên truyền viên hiệu quả hơn.Vì khi thu nhận thể tích 350ml trở lên, trung tâm truyền máu se phân tách thành hồng cầu lắng và các chế phẩm máu (tiểu cầu,huyết tương tươi,…) và như thế từ 1 người hiến máu tình nguyện có thể điều trị bệnh cho ít nhất 2-3 người bệnh, điều này có lợi cho ngành Y tế và kinh tế quốc gia.

Về người hiến máu: Hiến máu lần đầu chiếm đ a số (84-85%), cao hơn nghiên cứu ở Trung Quốc chiếm 64% (Guo và cộng sự, 2011). Kết quả này ngược với Cần Thơ và Viện Huyết học truyền máu Trung ương tỉ lệ người hiến máu nhắc lại chiếm tỉ lệ cao (Hà Hữu Nguyện và cộng sự, 2014; Nguyễn Xuân Việt và cộng sự, 2014).

Nam giới hiến máu nhiều hơn nữ giới, người tre từ 18-25 tuổi cho máu chủ yếu chiếm 48,1% - 55,7%. Đối tượng hiến máu nhiều nhất là học sinh, sinh viên, nông dân và công nhân chiếm hơn 82% tổng số, tương tự với nghiên cứu ở Cần Thơ (Nguyễn Xuân Việt và cộng sự, 2014) và nghiên cứu Hồng Kông (Hong, Loke, 2011).

Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy có khảo sát mức độ hài lịng của người hiến máu vào năm 2011 tại điểm hiến máu lưu động với kết quả: 56,3% người hiến máu trong độ tuổi từ 18-25, chủ yếu học sinh – sinh viên và người hiến máu nhắc lại chiếm tỉ lệ 55,2%, hơn 95% người hiến máu hài lịng thơng tin truyền thơng về hiến máu tình nguyện, bác sĩ khám tuyển, thời gian, địa điểm và quy mô tổ chức tổ chức hiến máu, 96% hài lịng với cơng tác chăm sóc trong khi hiến máu và hơn 97% hài lịng với kỹ thuật lấy máu của nhân viên y tế (Lê Hoàng Oanh và cộng sự, 2012).

Năm 2013 do sự phân bố lịch không đồng đều giữa các địa phương, người hiến máu ở Đồng Nai tăng lên, trong khi đó tại TPHCM giảm số lượng người hiến máu (hình 4.5).

Về sàng lọc: Tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B(HBsAg) còn thấp (4,04%) so với nghiên cứu của Hà Hữu Nguyện và cộng sự tại Viện huyết học truyền máu

trung ương, 2014 tỉ lệ dương tính 7,5%, nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn (2011) là 10% và nghiên cứu của Nguyễn Anh Trí (2004) 7,5%. Hiện tại bước đầu áp dụng xét nghiệm nhanh viêm gan siêu vi B khi lấy máu lưu động nhằm giảm tỉ lệ hủy máu khi xét nghiệm tại trung tâm truyền máu và nâng cao chất lượng nguồn máu.

Về sử dụng máu: Hạn chế của luận văn là chưa đi sâu vào phân tích sử dụng

máu và chế phẩm máu trên lâm sàng, chưa phân tích về tai biến khi truyền máu và bệnh lý liên quan tới truyền máu.

Qua phân tích thực trạng các khâu ở trên, chúng tơi cũng nhận thấy một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động các khâu trong quy trình truyền máu:

Khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu: giúp thống kê số đơn vị máu

thu nhận được, sự phân bố khơng đồng đều tình trạng thu nhận máu giữa các tháng trong năm cũng như phân tích đặc điểm của người hiến máu như tuổi, giới tính, số lần hiến máu.. So với khung lý thuyết luận văn chưa khảo sát được động cơ hiến máu; kiến thức, thái độ, hành vi của người hiến máu, địa điểm tiếp nhận máu; kiến thức, thái độ, hành vi của tuyên truyền viên, của hội chữ thập đỏ. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu do tình trạng chưa thống nhất được các bên liên quan về

công tác lập kế hoạch tiếp nhận máu, tập huấn tuyên truyền viên, hội chữ thập đỏ.

Khâu sàng lọc máu: tỉ lệ máu tiếp nhận dương tính với HBsAg còn cao, đặc

biệt ở tuổi trẻ (18 – 25 tuổi), điều này se ảnh hưởng đến chất lượng nguồn máu. Nguyên nhân của vấn đề này là do chúng ta chưa sàng lọc trước khi tiếp nhận máu. Ngoài ra chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, vận động người hiến máu nhắc lại, tránh “thời kì cửa sổ” khi sàng lọc; cần phải kiểm tra lại chất lượng sinh phẩm, áp dụng kĩ thuật xét nghiệm mới trong phòng xét nghiệm.

Khâu sử dụng máu: thấy tổng số máu tiếp nhận được tăng dần theo từng năm

(xem hình 4.3) ,chất lượng sử dụng máu tăng dần (xem hình 4.4), nhu cầu sử dụng tiểu cầu vừa đủ và lý do hủy máu. So với khung phân tích, chúng ta chưa phân tích chỉ định truyền máu, chưa có đánh giá về vấn đề an toàn truyền máu như theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền máu; chưa kiểm tra chất lượng sinh phẩm dùng trong sàng lọc để giải thích về lý do hủy máu. Nguyên nhân của

thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là chỉ định truyền máu của bác sĩ; tình trạng vận chuyển, bảo quản máu chưa đúng quy định; chưa triển khai rộng khắp các lớp an toàn truyền máu tới tất cả nhân viên y tế.

5.2.GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động vận động tiếp nhận và sử dụng máu tại trung tâm truyền máu chợ rẫy (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w