Nguồn : Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2013-2014
Địa phương tiếp nhận nhiều nhất tại Đồng Nai và thấp nhất ở Bình Phước. Trong năm 2013, số lượng người hiến máu tại Đồng Nai tăng dần thì tại TPHCM giảm dần. Điều này xảy ra do phân phối lịch tiếp nhận máu không đồng đều giữa các địa phương. Trong năm 2013 lượng máu tiếp nhận giảm đáng kể tại TPHCM, nhưng nếu tính trung bình nhu cầu máu mỗi tháng thì vẫn có sự phân bố khơng đồng đều, cao nhất vào tháng 07/2013 (hình 4.5 và hình 4.6).
Hình 4.5: Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận từ 2011-2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Hình 4.6. Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận tại TPHCM năm 2013
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2013
Khu vực TPHCM, đây là khu vực mà lực lượng học sinh – sinh viên nhiều nhất. Trong 4 năm khảo sát số liệu theo từng tháng nhận thấy số lượng máu tiếp
45
nhận phân bố không đều giữa các tháng trong năm: phân bố ít vào tháng Tết nguyên đán (tháng 2) và dịp he (tháng 6,7); phân bố nhiều vào tháng 3,4 và các tháng cuối năm (tháng 11,12). Tỉ lệ hiến máu thể tích 350ml chiếm đa số, tỉ lệ sàng lọc các đơn vị máu dương tính chiếm tỉ lệ thấp (Hình 4.7).
Hình 4.7. Tình hình tiếp nhận máu tại khu vực TPHCM theo từng tháng trong 4 năm (2011 – 2014)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011- 2014
Về giới tình, nam giới hiến máu nhiều hơn nữ giới qua các năm, đặc biệt năm 2014 tỉ lệ nam giới hiến máu gần gấp đơi so với nữ giới (Hình 4.8)
46
Hình 4.8. Biểu đồ tỉ lệ hiến máu qua các năm theo giới tính
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Lực lượng hiến máu có nhiều thành phần tham gia, trong đó lực lượng từ học sinh-sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất; lực lượng nông dân và cơng nhân chiếm tỉ lệ tương đương nhau (Hình 4.9).
Hình 4.9. Nghề nghiệp ngƣời hiến máu tình nguyện tại các Tỉnh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Kết quả phân tích nhóm ngườ i trẻ t̉ i (18-25 t̉ i) là nhóm hiến máu nhiều nhất, chiếm tỉ lê ̣từ 48,1% trở lên, đặc biệt năm 2011 chiếm 55,7% (Hình 4.10).
Đây là tín hiệu tốt cho ngân hàng máu tại Việt Nam, điều này càng giúp những nhà quản lý quan tâm tới lực lượng này và là “một nguồn máu sạch” nếu biết vận động và duy trì người hiến máu nhắc lại.
Hình 4.10. Độ tuổi ngƣời hiến máu tại các Tỉnh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Phân tích kết quả thấy số lượng người hiến máu lần đầu chiếm đa số (84- 85%) tổ ng số ngườ i hiến máu . Đây chứ ng minh hiê ̣ u quả củ a
viêc̣ tuyên truyền ,
vâ
ṇ đôṇ g theo bề rôṇ g , tớ i nhiều thành phần tham gia hiến máu . Tuy nhiên tương
lai trung tâm cần phải khai thác theo chiều sâu, khai thác đố i tươṇ g cho máu nhắc
lại. Nếu tận dụng được lực lượng hiến máu này chúng ta sẽ loaị
đươc̣ “thờ i kì cử a
sổ ” trong sàng
loc̣ và ngườ i tham gia hiến máu sẽ “tự sàng lọc” mình trước khi cho
máu; có kinh nghiệm khi tham gia hiến máu và làm những người tuyên truyền viên số ng đôṇ g nhất , chân
thưc̣ đờ ng (Hình 4.11).
nhất về hiến máu nhân đaọ
Hình 4.11. Biểu đồ số lần hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Người hiến máu hiến 350ml trở lên chiếm đa số (trên 87,35%) và có xu hướng tăng, đây là “tín hiệu vui” se tác động lớn tới an toàn truyền máu. Vì khi thu nhận thể tích 350ml trở lên, trung tâm truyền máu se phân tách thành hồng cầu lắng và các chế phẩm máu (tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh , kết tủa lạnh…) và như thế từ 1 người hiến máu tình nguyện có thể điều trị bệnh cho ít nhất 2-3 người bệnh. Điều này có lợi cho ngành Y tế và kinh tế quốc gia (Hình 4.12).
Hình 4.12. Biểu đồ thể tích máu tiếp nhận đƣợc qua các năm
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Như vậy khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu giúp thống kê số đơn vị máu thu nhận được, sự phân bố khơng đồng đều tình trạng thu nhận máu giữa các
tháng trong năm cũng như phân tích đặc điểm của người hiến máu như tuổi, giới tính, số lần hiến máu.. So với khung lý thuyết trung tâm chưa khảo sát được động cơ hiến máu; kiến thức, thái độ, hành vi của người hiến máu, địa điểm tiếp nhận máu; kiến thức, thái độ, hành vi của tuyên truyền viên, của hội chữ thập đỏ, chưa phân tích được lý do người hiến máu nhắc lại chiếm tỉ lệ thấp. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu do tình trạng chưa thống nhất được các bên liên quan về công tác lập kế hoạch tiếp nhận máu, tập huấn tuyên truyền viên, hội chữ thập đỏ. Trung tâm cần lưu ý vấn đề trên khi gợi ý chính sách.
4.3.2.Khâu sàng lọc máu
Tỉ lệ hủy máu do bệnh lý có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ người hiến máu đã có “tự sàng lọc” trước khi hiến máu. Cơng tác tuyên truyền, vận động trước khi hiến máu đạt hiệu quả và đặc biệt là người bệnh se được dùng nguồn máu sạch này trong chữa bệnh và cấp cứu. Riêng khu vực TPHCM tỉ lệ thấp nhất, chứng tỏ người hiến máu ý thức hơn, họ “tự sàng lọc” trước khi hiến máu và tuyên truyền viên hiệu quả hơn (Hình 4.13).
Hình 4.13. Biểu đồ tỉ lệ sàng lọc máu qua các năm theo từng địa phƣơng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
2012 2011
Tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B(HBsAg) cịn cao,chưa kiểm sốt được qua các năm. Điều này thực sự không tốt cho nguồn máu và sức khỏe người hiến máu, vì khi nhiễm viêm gan siêu vi B khơng có những biểu hiện triệu chứng bệnh nên rất khó quản lý và kiểm sốt hành vi của người hiến máu. Kế đến tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi C cịn cao, có xu hướng giảm. Tỉ lệ nhiễm HIV, Giang mai và sốt rét thấp từ năm 2011-2013, năm 2014 có xu hướng tăng (xem hình 4.14).
Gần đây Viện huyết học truyền máu trung ương đã áp dụng biện pháp chẩn đoán nhanh viêm gan siêu vi B cho người hiến máu nhưng kết quả chưa được kiểm chứng, vì khi đó người hiến máu phải lấy máu 2 lần trước khi hiến máu, tỉ lệ dương tính giả cịn rất cao nên se không đủ số lượng khi tiếp nhận máu, điều này se ảnh hưởng tới tâm lý người hiến máu và kế hoạch tiếp nhận máu của hội chữ thập đỏ địa phương. Tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy mới đưa vào áp dụng biện pháp này từ tháng 06/2014.
2013 2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Phân tích tỉ lệ sàng lọc theo từng lứa tuổi chúng ta càng thấy rõ hơn tỉ lệ sàng lọc nhiễm HBsAg ở tuổi tre (18-25 tuổi) chiếm tỉ lệ cao và giảm dần qua các lứa tuổi. Điều này se ảnh hưởng tới chất lượng nguồn máu. Tương lai của nguồn máu hiến tình nguyện se ảnh hưởng nhiều tới độ tuổi này, điều đó đặt ra trách nhiệm và thách thức cho những người làm công tác tuyên truyền, vận động như tuyên truyền viên, hội chữ thập đỏ và trung tâm truyền máu...cùng nhau lập kế hoạch và cùng giải quyết thách thức trên (hình 4.15).
Hình 4.15. Biểu đồ tỉ lệ sàng lọc máu ở các lứa tuổi qua các năm 2011 –2014 2014
2011 2012
2013 2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011- 2014
So với khung lý thuyết trung tâm chưa phân tích lý do tỉ lệ máu sàng lọc dương tính và chưa xác định chiếm tỉ lệ cao. Nguyên nhân có thể do chúng ta chưa sàng lọc máu trước khi tiếp nhận máu. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, vận động người hiến máu nhắc lại, tránh “thời kì cửa sổ” khi sàng lọc; cần phải kiểm
tra lại chất lượng sinh phẩm, áp dụng kĩ thuật xét nghiệm mới trong phòng xét nghiệm. Khi gợi ý chính sách chúng ta cần phải lưu ý lý do tiêu hủy máu và chế phẩm, xác định chính xác lại tình trạng nhiễm bệnh của người hiến máu, phân tích lý do tỉ lệ sàng lọc dương tính và chưa xác định cao…để có hướng quản lý nguồn người hiến máu trong tương lai.
4.3.3.Khâu sử dụng máu
Tình hình bệnh nhân tăng dần nên nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu trong điều trị tăng dần. Tiến hành khảo sát trong 2 năm 2013-2014 nhận thấy số lượng chế phẩm máu sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu, trong đó hiệu quả sử dụng tiểu cầu là 100%. Điều này chứng tỏ khan hiếm người hiến tiểu cầu. Gần đây các trung tâm truyền máu khu vực trong cả nước đã tiến hành tuyên truyền, vận động hiến tiểu cầu thay cho hiến máu toàn phần, điều này giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và sàng lọc.
Bên cạnh đó tình hình cung cấp máu và chế phẩm máu tại trung tâm tăng dần qua các năm (hình 1.2). Trong đó tình hình sản xuất và sử dụng hồng cầu lắng tăng dần (hình 4.16 và hình 4.17), số lượng hủy hồng cầu lắng giảm dần (hình 4.17).
Hình 4.16. Biểu đồ sản xuất và sử dụng chế phầm máu năm 2013-2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2013-2014
Hình 4.17. Biểu đồ tỉ lệ sản xuất và tiêu hủy hồng cầu lắng qua cácnăm năm
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Có rất nhiều lý do hủy máu như : sàng lọc dương tính đơn vị máu thu nhận được, khơng đảm bảo chất lượng về thể tích túi máu, do bảo quản, vận chuyển, do dư thừa máu… Khảo sát riêng năm 2014 trên 96% lý do hủy máu do sàng lọc, gồm kết quả sàng lọc chưa xác định và kết quả sàng lọc dương tính (hình 4.18). Điều này ảnh hưởng rất lớn tới an tồn truyền máu và đặc biệt phản ánh cơng tác tun truyền, vận động của trung tâm truyền máu và hội chữ thập đỏ, tuyên truyền viên các địa phương chưa phối hợp chặt che; cũng như ảnh hưởng đến khâu sàng lọc nên kiểm tra chất lượng sinh phẩm . Các nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ rất thấp và không đáng kể, chưa ghi nhận tỉ lệ hủy máu do dư thừa.
Hình 4.18. Biểu đồ lý do hủy máu vào năm 2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2014
Về khâu sử dụng máu thấy tổng số máu tiếp nhận được tăng dần theo từng năm (xem hình 4.3) ,chất lượng sử dụng máu tăng dần (xem hình 4.4), nhu cầu sử dụng tiểu cầu vừa đủ và lý do hủy máu. So với khung lý thuyết, trung tâm chưa phân tích chỉ định truyền máu, chưa có đánh giá về vấn đề an tồn truyền máu như theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền máu; chưa kiểm tra chất lượng sinh phẩm dùng trong sàng lọc để giải thích về lý do hủy máu. Nguyên nhân của thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là chỉ định truyền máu của bác sĩ; tình trạng vận chuyển, bảo quản máu chưa đúng quy định; chưa triển khai rộng khắp các lớp an toàn truyền máu tới tất cả nhân viên y tế. Khi gợi ý chính sách cải tiến khâu này cần giải quyết những vấn đề nêu trên.
4.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÂU TRONG QUY TRÌNH TRUYỀN
MÁU :
4.4.1.Quan hệ giữa khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu với
khâu sàng lọc:
Hai khâu trên liên hệ rất mật thiết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, cùng giúp nhau cải thiện chất lượng nguồn máu tiếp nhận được. Tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu có những bước tiến bộ đáng kể : số lượng máu tiếp nhận tăng dần qua các năm (năm 2005 số lượng máu thu nhận 26772 đơn vị, sản xuất máu và chế phẩm máu 56930 đơn vị; năm 2011 số lượng máu thu nhận 75498 đơn vị, sản xuất máu và chế phẩm máu 205014 đơn vị; năm 2014 số lượng máu thu nhận 88410 đơn vị, sản xuất máu và chế phẩm máu 276383 đơn vị - xem hình 1.2 và 4.1). Hiệu quả sử dụng tiểu cầu điều trị chiếm tỉ lệ 100% (xem hình 4.16).
Khi trung tâm truyền máu Chợ Rẫy đi vào hoạt động thì tỷ lệ người hiến máu chuyên nghiệp giảm rõ rệt, hiện nay chỉ cịn một số ít người hiến tiểu cầu; thân nhân cho máu cũng giảm và hiện nay gần như khơng cịn thân nhân cho máu, chỉ có một số ít trường hợp có nhóm máu hiếm (Rh âm); trong khi số lượng và tỷ lệ người hiến máu tình nguyện tăng lên. Điều này cho thấy nguồn người hiến máu
tình nguyện đã thay đổi. Qua đây giúp cho khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu cần tư vấn nhiều hơn kiến thức về máu và hiến các thành phần máu.
Hình 4.19. Biểu đồ các nguồn máu tiếp nhận tại Chợ Rẫy từ 2002-2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2002-2014
Trung tâm thay đổi chất lượng máu tiếp nhận từ 250ml lên 350ml (năm 2011 có 71086 đơn vị máu tiếp nhận, chiếm 87,4%, năm 2014 có 87615 đơn vị máu tiếp nhận, chiếm 88,3% - xem hình 4.12). Tỉ lệ cho máu nhắc lại tăng dần qua các năm (năm 2011 tỉ lệ hiến máu lần đầu là 55787 đơn vị, chiếm 85%, nhắc lại 15%; năm 2014 tỉ lệ hiến máu lần đầu là 65669 đơn vị, chiếm 84,1% , nhắc lại 15,9% - xem hình 4.11).
Khâu sàng lọc cũng có tiến bộ: số lượng máu hủy giảm dần (năm 2011 hủy 5720 đơn vị hồng cầu lắng, năm 2014 hủy 4034 đơn vị hồng cầu lắng). Điều này cho thấy tỉ lệ nhiễm bệnh giảm dần, cũng như sử dụng máu tốt hơn (xem hình 4.17). Ngồi ra trung tâm thường xuyên kiểm tra chất lượng sinh phẩm, xem hạn sử dụng và so sánh với nhau, tuy nhiên chưa có những báo cáo phân tích vấn đề này. Hiện tại kết quả sàng lọc chưa xác định còn nhiều nên trung tâm bước đầu áp dụng kĩ thuật xét nghiệm NAT vào sàng lọc máu. Qua đây trung tâm cần có sự quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 cho phòng xét nghiệm.
Khi khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu được tổ chức tốt thì tỉ lệ sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường truyền máu se giảm dần, nguồn máu se tốt hơn.Tại Chợ Rẫy năm 2011 vận động, tiếp nhận 75498 đơn vị, sàng lọc dương tính 6671 đơn vị ( chiếm 8,2%), đến năm 2014 tiếp nhận được 88410 đơn vị, sàng lọc dương tính 5507 đơn vị (chiếm 5,5%).
Khi khâu sàng lọc máu tốt hơn thì tuyên truyền viên, trung tâm truyền máu se có thời gian hơn cải thiện chất lượng nguồn máu như: khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của người hiến máu, tập huấn tuyên truyền viên về an toàn truyền máu, lập kế hoạch hiến máu phù hợp với từng địa phương và từng đối tượng hiến máu…
Hiện tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy làm chưa tốt khâu này, chưa khảo sát hay tìm hiểu nguyên nhân người hiến máu nhắc lại còn hạn chế, kiến thức, thái độ hành vi, động cơ hiến máu của người hiến máu; kiến thức, thái độ và hiệu quả tiếp nhận của tuyên truyền viên, của hội chữ thập đỏ và nhân viên y tế tham gia công tác hiến máu.
4.4.2.Quan hệ giữa khâu sàng lọc với khâu sử dụng máu :
Giữa khâu sàng lọc và khâu sử dụng máu có mối quan hệ gắn bó với nhau. Khâu sàng lọc sản xuất ra những túi máu chất lượng tốt se góp phần điều trị tốt