CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
2.5 Hiệu quả sử dụng máu
Truyền máu là môṭ cách thứ c chữa bêṇ h . Ḿ n đaṭ đươc̣
hiê ụ
quả chữa bêṇ h
thì phải truyền máu từ nguồn má u tố t. Nguồ n máu tốt là nguồn máu có được là từ những ngườ i hiến máu tình
nguyêṇ , đi từ tĩnh mạch của người hiến máu tình
nguyêṇ , nguồn máu tiếp nhận đó se được đem về Trung tâm truyền máu , tại đây se
qua các xét
nghiêṃ sàng
loc̣
và điều c hế ra các chế phẩm máu ; cuối cùng nguồn máu đó phân phớ i tớ i bêṇ h nhân đang cần điều tri ̣ , cho cấp cứ u và dự phò ng taị
Bêṇ h
Viêṇ Chợ Râỹ và Bêṇ h viêṇ
5 Tỉnh miền Đông Nam Bô.̣
Để đaṭ
phải đạt hiệu quả cao nhất. Đầu tiên là khâu vận động, tuyên truyền cho người hiến máu tình nguyện và đội ngũ tình nguyện viên. Họ phải hiểu được những kiến thức cơ bản về máu và truyền máu, họ phải có động cơ hiến máu rõ ràng, không bị ép buộc hay lơi kéo, kích động, họ biết thực hiện những hành vi và thái độ trước ngày hiến máu, trong buổi tham gia hiến máu và sau khi hiến máu. Họ phải “ tự sàng lọc” mình và những người trong cùng cơ quan, tổ chức, cùng nơi sinh sống;chính họ se trở thành lực lượng tuyên truyền viên rất tốt, nhân chứng và bằng chứng sống động nhất trong lĩnh vực hiến máu.
Kế đến là khâu tiếp nhận máu ở 2 địa điểm cố định và lưu động, tại đây người hiến máu se được khám bệnh, thực hiện các xét nghiệm nhanh sàng lọc trước khi hiến máu. Các nhân viên y tế se đảm bảo người hiến máu đủ cân nặng, không mắc bệnh lý hay có nguy cơ lây nhiễm gì trước khi hiến máu, phải tư vấn thêm về kiến thức trước khi hiến máu, trong khi hiến máu và sau khi hiến máu, đặc biệt là thời gian hiến máu nhắc lại, họ phải trả lời những câu hỏi và những tình huống khi người hiến máu đặt ra dù bản thân hay người thân, đồng nghiệp của họ có hiến máu được hay khơng? Lúc này thái độ của nhân viên y tế cũng làm ảnh hưởng hiệu quả tiếp nhận máu.
Khi tiếp nhận máu xong, các đơn vị máu đó se được đưa về trung tâm truyền máu thực hiện các xét nghiệm sàng lọc theo tiêu chuẩn Bộ Y tế và Tổ chức y tế thế giới (Bô ̣Y tế , 2009; WHO, 2005a). Các đơn vị máu sau khi an toàn sàng lọc se được điều chế ra các thành phần máu như : hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh…Mỗi thành phần máu trên điều trị bệnh lý khác nhau như : hồng cầu lắng điều trị bệnh nhân thiếu máu, mất máu do chấn thương, chảy máu…tiểu cầu dùng cho bệnh nhân chảy máu lâu cầm, bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật, sanh đe…huyết tương tươi đông lạnh và kết tủa lạnh thường dùng cho bệnh nhân bị đa chấn thương do tai nạn giao thông, do thảm họa cháy nổ, do ung thư giai đoạn cuối hay bệnh lý chảy máu lâu cầm bẩm sinh (bệnh Hemophilia)…(Bùi Thị Mai An, 2012a; Đỗ Trung Phấn, 2014b).
Các thành phần máu được điều chế se được phân phối tới các khoa lâm sàng, khoa cấp cứu, phòng mổ…của các Bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân. Muốn đạt hiệu quả tối ưu trong giai đoạn này cần nhân viên y tế cần phải nắm rõ chỉ định truyền máu, theo dõi bệnh nhân và xử trí tai biến truyền máu trước, trong và sau khi truyền máu. Sau truyền máu cần phải đánh giá hiệu quả của máu và các thành phần máu để có kế hoạch điều trị thích hợp hơn.
Cuối cùng để nguồn máu được ổn định cần phải xây dựng đội ngũ người hiến máu gồm người hiến máu nhắc lại, người hiến máu nhóm máu hiếm và người hiến máu dự bị.