Điều kiện thực hiện biện pháp:

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường thpt hương sơn (Trang 54 - 56)

Đảm bảo tính hệ thống và chủ trương bồi dưỡng của Phòng giáo dục trung học, Sở Giáo dục. Hiện nay giáo viên THPT phải bồi dưỡng theo thường xuyên, bồi dưỡng giáo viên triển khai đại trà chương trình sách giáo khoa mới.

Đảm bảo tính tích cực chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Đảm bảo kết hợp hài hồ giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, thực hiện yêu cầu lâu dài là sự đảm bảo vững chắc cho tương lai của từng giáo viên và cả đội ngũ của trường nói riêng, cả ngành học nói chung.

Đảm bảo vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của người quản lý trong công

3.2.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viêna. Mục đích: a. Mục đích:

Nhằm đánh giá đúng trình độ chuyên môn, việc tuân thủ Quy chế chuyên môn và các quy định khác có liên quan, phát hiện kinh nghiệm tốt để phổ biến; kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ để Hiệu trưởng bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên một cách hợp lý.

Đôn đốc GV giảng dạy đúng chương trình, nội dung và kế hoạch đã được Bộ GD&ĐT quy định;

Đánh giá đúng trình độ, năng lực sư phạm của GV, xem xét hoạt động sư phạm trong hòan cảnh cụ thể để phát hiện kinh nghiệm tốt, tiềm năng và những yếu kém, hạn chế để hướng dẫn việc phát huy sở trường, khắc phục yếu kém, hạn chế.

b. Nội dung:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;

Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

- Kết quả công tác được giao

Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo

Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ khác có liên quan;

Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết (nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3; phân tích, đánh giá giờ dạy).

Kết quả giảng dạy:

Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm thanh tra; kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra; so sánh kết quả của các lớp do giáo viên giảng dạy với các lớp khác trong trường tại thời điểm thanh tra (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học).

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao:

Thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác.

c. Cách thức thực hiện:

Hàng năm căn cứ vào kế hoạch năm học Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên.

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, hiệu trưởng quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán có cùng chuyên môn với người được kiểm tra và cung cấp phiếu dự giờ (theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và biên bản kiểm tra để các thành viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

Thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên thông qua dự giờ, kiểm tra chất lượng học sinh, kiểm tra việc thực hiện nền nếp hoạt động chuyên môn của giáo viên, tổ chức trao đổi góp ý với giáo viên.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan. Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo.

- Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời, theo đúng kế hoạch, không phải "khi có vấn đề" mới kiểm tra.

- Kiểm tra phải công khai, đó là thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải huy động cán bộ, giáo viên cốt cán tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.

3.2.4. Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viêna. Mục đích: a. Mục đích:

- Tuyển chọn, bổ sung nhân sự một cách hợp lý đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng giáo viên đảm bảo thực hiện mục tiêu của nhà trường.

- Sắp xếp, bố trí giáo viên một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực và nội lực của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường thpt hương sơn (Trang 54 - 56)