8 7 24 3.4 Bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng 6 2 23

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường thpt hương sơn (Trang 39 - 41)

3.4 Bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng 16 21 23 0

(Mức 1: Tốt; Mức 2: Khá; Mức 3: Trung bình; Mức 4: Chưa đạt)

- Về kĩ năng dạy học:

Các giáo viên đã có kỹ năng dạy học tốt, đạt trên mức trung bìnhthể hiện ở việc xác định mục đích, yêu cầu của bài dạy trên cả ba phương diện: Kiến thức, kỹ năng, giáo dục; đánh giá khách quan, khoa học kết quả học tập của học sinh. Giáo viên đã xây dựng được kế hoạch giảng dạy cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho cả năm học bao gồm hoạt động chính khó và hoạt động ngoài giờ lên lớp, Tuy nhiên còn 02 giáo viên cho rằng mình còn kém trong việc lập kế hoạch giảng dạy, 25 giáo viên cho biết họ yếu về kĩ năng sử dụng phương tiện thiết bị đồ dung dạy học.

- Kỹ năng giáo dục học sinh:

Nhiều giáo viên chủ nhiệm đã hoạt động có hiệu quả, đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức hoạt động đối với lớp mình chủ nhiệm. Có kế hoạch phối hợp với đồng nghiệp, các tổ chức trong nhà trường, với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh. Tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh từng học kỳ, chịu khó tìm hiểu đặc điểm, tâm sinh lý, hoàn cảnh học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp còn yếu, chưa chịu khó để thúc đẩy phong trào lớp mình phụ trách. Vẫn còn 01 giáo viên yếu kém trong việc giáo dục học sinh cá biệt, 03 giáo viên nhận thấy còn yếu kém trong việc phối hợp với gia đình, đông nghiệp để giáo dục học sinh.

- Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng

Đội ngũ giáo viên của trường cũng có kĩ năng tự học, tự bồi đưỡng cao, xây dựng phong trào học tập, tự rèn luyện, tự tìm tòi sáng tạo. Kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học còn chưa cao, kĩ năng tìm kiếm thông tin còn nhiều điều phải học hỏi, kĩ năng bổ sung ngoại ngữ còn yếu kém. Còn 24 giáo viên trên tổng số 60 giáo viên được hỏi cho biết họ yếu kém trong việc lựa chọn nội dung tự học, tự bồi dưỡng (về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học)

Nhìn chung trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên Trường THPT Hương Sơn ngày càng được nâng cao, đội ngũ giáo viên dạy giỏi ngày càng nhiều, điều đó chứng tỏ việc quan tâm đầu tư cho chất lượng đội ngũ ngày càng được chú trọng hơn.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được ở trên thì vẫn còn một số hạn chế sau:

+ Một số giáo viên có kiến thức và phương pháp khá tốt nhưng về năng lực quản lý học sinh còn thấp.

+ Công tác phối kết hợp với các lực lượng ngoài xã hội để làm tốt công tác giáo dục của một số giáo viên còn hạn .

+ Kĩ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học.

Từ những thực tế trên cho thấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, phương pháp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là những yếu tố rất cần thiết góp phần xây dựng một nền giáo dục mới - Nền giáo dục vì nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.

2.3.2. Công tác phát triển đội ngũ GV của trường THPT Hương Sơn.

Bảng 10: Kết quả khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT trường THPT Hương Sơn

(Tổng hợp từ 30 phiếu điều tra của cán bộ lãnh đạo, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn, giáo viên cốt cán trường THPT Hương Sơn)

TT Nội dung cần đánh giá

Mức độ đạt

1 2 3 4

SL % SL % SL % SL %

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường thpt hương sơn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w