Điều kiện thực hiện:

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường thpt hương sơn (Trang 50 - 54)

Nhà trường cụ thể hoá các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của ngành học, cấp học, các chỉ thị của địa phương bằng các kế hoạch của nhà trường với từng công việc cụ thể, gắn liền với mỗi cá nhân, các tập thể trong đơn vị.

Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, thiết thực. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện về thời gian của GV.

Thực hiện quy chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà trường; công bằng, tôn trọng ý kiến của mọi người.

Ban giám hiệu, cán bộ quản lý trong nhà trường phải là người gương mẫu trong các hoạt động để mọi người học tập, noi theo.

3.2.2.Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mọi mặt a. Mục đích:

Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ, hoàn thiện nhân cách của giáo viên.

Giáo viên được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực dạy học, giáo dục theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học và yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương.

Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng các yêu cầu của đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.

b. Nội dung:

- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị

Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên

- Bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên.

Bồi dưỡng kiến thức: Khoa học cơ bản.

Bỗi dưỡng kĩ năng: Kĩ năng lập kế hoạch dạy học; kĩ năng dạy học trên lớp; kĩ năng giao tiếp với học sinh,với đồng nghiệp và với cộng đồng…

c. Cách thức thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên:

Hiệu trưởng đưa ra mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chung cho toàn trường về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên.

Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho tổ viên.

Trên cơ sở đó mỗi cá nhân có kế hoạch bồi dưỡng cho mình, coi đó là mục tiêu phấn đấu, là chương trình hành động, đồng thời là chỉ tiêu thi đua của các cá nhân.

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị

Nhà trường tổ chức các đợt học tập chính trị về chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục cho đội ngũ giáo viên.

Nhà trường tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo”, “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” … để từ đó mỗi giáo viên trong nhà trường phải gương mẫu, có tinh thần làm chủ tập thể, giàu tình yêu thương và trách nhiệm với học viên, sống trung thực, giản dị, khiêm tốn, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, xây dựng được mối đoàn kết, dân chủ, môi trường sư phạm trong sạch và lành mạnh, tạo nên ý thức trách nhiệm của bản thân về nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ của Nhà trường.

- Bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên.

Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để đạt chuẩn hoặc trên chuẩn ở trường Đại học sư phạm.

Động viên khuyến khích giáo viên tham gia các đợt tập huấn do Sở Giáo dục tổ chức, nhất là các đợt tập huấn giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa mới, chương trình bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức.

Tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu ĐMPPDH.

Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận nghiệp vụ tại tổ, trường; Tổ chức các hoạt động tại trường mang lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên.

Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ, nhóm cuyên môn, tổ chức hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức học tập theo chuyên đề, tổ chức cho giáo viên đi thăm quan các trường điển hình, đầu tư xây dựng tủ sách, mua sắm thiết bị dạy học, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, tập huấn sử dụng thiết bị dạy học...

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học: viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức hội thảo khoa học trong nhà trường.

Tổ chức các khóa học rèn luyện kĩ năng sư phạm cho tập thể giáo viên trong nhà trường, các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên, Ban chỉ đạo gồm: đại diện Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán trong từng bộ môn.

Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

Phân công nhiệm vụ cho các tổ trưởng tổ chuyên môn phụ trách việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ và yêu cầu mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho riêng mình. Tạo điều kiện về các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng.

- Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng

Hiệu trưởng cần thường xuyên theo dõi và khuyến khích các tổ chuyên môn và các cá nhân thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng của bản thân.

Có những điều chỉnh động viên hoặc phê bình kịp thời đối với những tổ và cá nhân thực hiện đũng kế hoạch bồi dưỡng.

Cuối năm nhà trường có tổng kết, đánh giá khen thưởng và có kế hoạch ứng dụng các kết quả của cá nhân và tập thể.

Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đã nêu trên có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau làm cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả tối ưu. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là một nhu cầu, là mục đích sống của bản thân.

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường thpt hương sơn (Trang 50 - 54)