Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển thương hiệu điện tử của công ty cổ phần công nghệ enuy việt nam trên mạng xã (Trang 30 - 31)

2.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MƠ

2.3.1 Nhân tố bên ngoài

2.3.1.1 Môi trường kinh tế, thị trường hoạt động

Sau gần 10 năm xuất hiện và phát triển tại Việt Nam, TMĐT đã trở thành sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong nước.TMĐT rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian giữa người bán và người mua.Người tiêu dùng có cơ hội biết đến nhiều nguồn hàng khác nhau, từ đó có được sự lựa chọn ưng ý nhất.Người bán cũng có cơ hội tiếp cận với tập khách hàng đa dạng, thuận lợi trong mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với thách thức khi ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Do đó doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về tập khách hàng, về nhu cầu của thị trường về sản phẩm, mức tăng trưởng kinh tế của đất nước, giá cả, mức độ sử dụng Internet của người tiêu dùng… để xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu điện tử cho phù hợp. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng thành công thương hiệu điện tử tạo sức mạnh nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.3.1.2 Mơi trường văn hóa xã hội

Doanh nghiệp muốn định vị được thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng, thì tất cả các hoạt động đều phải phù hợp với văn hóa, thị hiếu, nhu cầu của thị trường đích.Hình ảnh thương hiệu là yếu tố đầu tiên tác động tới nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Ví dụ ở Trung Quốc, màu đỏ được quan niệm là màu may mắn, nên những hình ảnh, sản phẩm được bán ở Trung Quốc thường có tơng màu đỏ. Mơ hình kinh doanh Groupon – mua hàng theo nhóm, mới xuất hiện ở Việt Nam 2 năm gần đây nhưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng. Mơ hình kinh doanh này đã lưu ý và đánh trúng vào tâm lý mua hàng theo đám đơng – thấy nhiều người mua nên mình cũng mua của phần lớn khách hàng. Khi có nhiều người cùng tiêu dùng một loại sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng có tâm lý tin tưởng vào sản phẩm, đồng thời cũng kích thích trí tị mị, mong ước sở hữu đối với sản phẩm, dịch vụ nào đó của con người.

2.3.1.3 Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tương tự với Enuy và chiếm thị phần khá lớn như: DKT, Hồng Lĩnh Corp, Haravan, Bigweb, Bizweb...

Chính bởi vậy, việc phát triển, nâng cao uy tín thương hiệu doanh nghiệp mình ln ln phải đi cùng với hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đang tiến hành những hoạt động gì nhằm phát triển, quảng bá thương hiệu điện tử của cơng ty, để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao vị thế của thương hiệu mình, vượt lên trên đối thủ cạnh tranh.

2.3.1.4 Yếu tố công nghệ

Công nghệ cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển thương hiệu đặc biệt đối với các doanh nghiệp phát triển hình ảnh thương hiệu điện tử.Cơng nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động truyền thông online, giúp hình ảnh thương hiệu dễ dàng đến với người truy cập vào mạng xã hội.Mạng xã hội trở nên phổ biến tồn cầu, tới từng gia đình và người dân, tạo cơ hội làm gia tăng số khách hàng tiếp xúc với thương hiệu của công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển thương hiệu điện tử của công ty cổ phần công nghệ enuy việt nam trên mạng xã (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)