Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa công ty cổ phần đầu tư – vận tải – du lịch hoàng việt (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu khóa luận

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu

2.1.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành

hành nội địa của CTCP Hoàng Việt Travel

a. Nhân tố khách quan

- Yếu tố kinh tế: sức mua (cầu du lịch) được hình thành từ thu nhập và giá cả. Vì vậy, các nội dung như cán cân thanh tốn, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát đều có ảnh hưởng đến cầu du lịch. Công ty hiện nay đang hướng tới thị trường khách trung lưu, khách du lịch kết hợp hội thảo (MICE), vì vậy những biến động của thị trường kinh tế tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của cơng ty, ví dụ một khi xuất hiện lạm phát, giá bán các sản phẩm dịch vụ sẽ phải thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty.

- Điều kiện tự nhiên: ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, đặc biệt với kiểu khí hậu chia làm hai miền rõ rệt như Việt Nam, chính vì sự đặc biệt

về khí hậu nên tạo ra mùa cao điểm và mùa thấp điểm cho du lịch nội địa, đòi hỏi cơ chế làm việc của công ty phải linh hoạt, thay đổi theo từng mùa vụ, ngồi ra, mơi trường tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến kinh doanh lữ hành nội địa trên khía cạnh: tạo thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào như các điểm du lịch, cảnh quan tự nhiên, các vùng biển cho công ty, hiện nay công ty đang khai thác hầu như tất cả các địa điểm du lịch nổi tiếng , đang phát triển trong cả nước, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách du lịch.

- Tình trạng khoa học – cơng nghệ: hiện nay, cơng ty đã có những bước tiến mới áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh để tạo sự thuận tiện cho khách hàng cũng như cơng ty. Khách du lịch có thể tham khảo tất cả các chương trình du lịch với giá cả, lịch trình cụ thể của công ty chỉ với một cú nhấp chuột vào website

https://www.hoangviettravel.com.vn của công ty. Công ty liên kết với các ngân hàng

lớn như Techcombank, BIDV để dễ dàng thực hiện giao dịch. Hệ thống phần mềm quản lý cũng đang hoạt động hiệu quả trong việc quản lý giao dịch với khách hàng, xử lý thông tin.

- Đối thủ cạnh tranh: với thị trường du lịch rộng lớn tại Việt Nam, công ty hiện đang phải đối mặt với khơng ít các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vì vậy, để khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình, cơng ty phải cạnh tranh về giá cả, chất lượng, thiết kế, đổi mới các chương trình du lịch để thu hút khách hàng, bên cạnh đó chú trọng công tác hậu mãi để tạo ấn tượng đối với khách hàng, đảm bảo cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp.

- Khách hàng: trong kinh doanh lữ hành, khách hàng là yếu tố đầu ra của công ty, quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty, hiểu được điều này, công ty đã đưa ra những chiến lược để tìm hiểu thị hiếu, sở thích, khả năng chi trả, thơng tin cần thiết để thiết kế chương trình du lịch phù hợp nhất với khách du lịch, chú trọng đến phương thức bán chương trình du lịch, phương thức phục vụ, thanh toán để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tiếp nhận, lắng nghe ý kiến của khách hàng sau đó sửa chữa, hồn thiện để cơng ty phát triển hơn. Hiện tại thị trường khách du lịch nội địa của công ty được thể hiện qua bảng sau (bảng 2.2)

Từ bảng 2.2, ta có thể thấy thị trường khách nội địa của công ty chủ yếu là khách Hà Nội, tiếp đến là Bắc Giang và các tỉnh khác. Cụ thể như sau:

Đối với thị trường Hà Nội, năm 2017 là 2560 lượt khách, chiếm 50,78 % tổng lượt khách, năm 2018 là 2878, chiếm 46,02% tổng lượt khách. Lượt khách năm 2018 tăng nhẹ 318 lượt tương đương 112,42%. Tuy có sự tăng về số lượt khách nhưng tỷ trọng khách Hà Nội lại giảm 4,76%, sự giảm này là do số lượt khách Hà Nội tăng chậm hơn so với tổng lượt khách.

Với thị trường khách Bắc Giang, năm 2017 là 1685 lượt khách, chiếm 33,43%, năm 2018 là 2092 lượt khách, tương đương 33,45%. Lượt khách Bắc Giang năm 2018 tăng 407 lượt so với năm 2017, tương đương 124,45%.

Đối với thị trường các tỉnh thành khác lân cận như Hà Nam, Bắc Ninh, năm 2017 là 797 lượt khách, chiếm 15,79% tổng lượt khách, năm 2018 là 1283 lượt khách, chiếm 20,53% tổng lượt khách. Lượt khách các tỉnh khác năm 2018 tăng 486 lượt so với năm 2017 tương đương tăng 160,97%.

Nhìn chung, Cơng ty đã chú trọng cơng tác mở rộng thị trường khách nội địa ra các tỉnh lân cận Hà Nội, tuy nhiên vẫn nên chú trọng cả thị trường khách Hà Nội cũng như Bắc Giang bởi vì đây là hai nguồn khách chính nhưng số lượt khách hai năm gần đây của hai tỉnh tăng không đáng kể, hai thị trường này mang lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty.

Bảng 2.2. Cơ cấu khách nội địa của Cơng ty Hồng Việt Travel

STT Loại khách ĐVT Năm 2017 Năm 2018 So sánh

+/- % Tổng Lượt khách 5042 6253 1211 124,02 1 Hà Nội Lượt khách 2560 2878 318 112,42 Tỷ trọng % 50,78 46,02 (- 4,76) - 2 Bắc Giang Lượt khách 1685 2092 407 124,15 Tỷ trọng % 33,43 33,45 0,02 - 3 Tỉnh khác Lượt khách 797 1283 486 160,97 Tỷ trọng % 15,79 20,53 4,74 - b. Nhân tố chủ quan

- Uy tín, vị thế của cơng ty: hiện nay, Hồng Việt Travel là một trong những công ty hàng đầu về du lịch tại Việt Nam, với nhiều thành tích đạt được, cũng như là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội du lịch, điều này tạo được tiếng vang cũng như khẳng định uy tín, thương hiệu của cơng ty trên thị trường du lịch, từ đó giảm khoảng cách giữa công ty và khách hàng, thu hút nhiều khách tin dùng dịch vụ của công ty hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của bộ phận lữ hành nội địa

- Trình độ tổ chức, quản lý: ban lãnh đạo của cơng ty là những người có tài, thấu hiểu, nắm bắt tâm lý người lao động, đưa ra những quyết định, chiến lược phù hợp với nguồn lực của công ty.

- Người lao động: Người lao động là tài sản quý giá đối với doanh nghiêp, họ là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho công ty, với đội ngũ người lao

động trẻ tuổi, năng động, bản lĩnh, sáng tạo, góp phần khơng nhỏ vào những thành tựu của công ty. CTCP Hồng Việt Travel ln chú trọng cơng tác đào tạo cán bộ nhân viên trong việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, thái độ phục vụ tận tâm đối với khách hàng, đồng thời xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, gắn kết, thương phạt phân minh để cải thiện tinh thần cũng như ý thức của nhân viên, hồn thiện cơng tác đãi ngộ để giữ chân nhân viên, khuyến khích người lao động làm việc, nâng cao hiệu quả và phát triển thương hiệu của công ty đặc biệt là đại lý lữ hành nội địa. Sau đây là tình hình cơ cấu nhân lực bộ phận lữ hành nội địa của công ty (bảng 2.3)

Bảng 2.3. Bảng cơ cấu nhân lực tại bộ phận lữ hành nội địa của CTCP Hoàng Việt Travel năm 2017 và 2018

STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 So sánh

+/- % 1 Tổng số lao động Người 15 17 2 113 2 Giới tính -Nam -Nữ Người Người 6 9 7 10 1 1 116,67 111,11 3 Trình độ ngoại ngữ - Trình độ C - Trình độ B - Trình độ A Người Người Người 3 10 2 3 12 2 0 2 0 0 120 0 4 Trình độ chun mơn -Đại học Tỷ trọng -Cao đẳng Tỷ trọng Người % Người % 12 80 3 20 14 93,33 3 17,65 2 13,33 0 (-2,35) 117 - 0 -

5 Độ tuổi bình quân Tuổi 29,33 27,56 (-1,77) -

Nhìn chung tình hình lao động bộ phận lữ hành nội địa của công ty tương đối ổn định và hợp lý với quy mô của công ty (bảng 2.3). Tổng số lao động tại bộ phận lữ hành nội địa của công ty trong 2 năm 2017 và 2018 lần lượt là 15 và 17 người, năm 2018 tăng 2 người so với năm 2017, tương đương tăng 113%. Cụ thể:

Xét theo tiêu chí độ tuổi bình qn: độ tuổi bình quân của năm 2017 là 29,33 tuổi,

độ tuổi bình quân của năm 2018 là 27,56 tuổi, giảm 1,77 tuổi so với năm 2017.Sở dĩ sự giảm này là do công ty mới tuyển dụng thêm 2 nhân viên mới năm 2018 đều là những người trẻ tuổi để phù hợp với môi trường làm việc năng động của bộ phận lữ hành nội địa.

Theo giới tính: bộ phận lữ hành nội địa có số lượng nhân viên nữ nhiều hơn nhân

viên nam, sở dĩ có sự phân hóa rõ rệt này là do đặc thù công việc dịch vụ, cần sự nhẹ nhàng, tinh tế và chu đáo. Số nhân viên nữ của bộ phận trong hai năm 2017 và 2018 lần lượt là 9 và 10 người, năm 2018 tăng 1 người so với năm 2017, tương đương tăng 111,11%. Bên cạnh sự tăng về số lượng nhân viên nữ, số lượng nhân viên nam trong hai năm 2017 và 2018 lần lượt là 6 và 7 người, tăng 1 người, tương đương tăng 116,67%.

Theo chỉ tiêu trình độ ngoại ngữ: nhìn chung, trình độ ngoại ngữ của nhân viên

trong bộ phận lữ hành nội địa chủ yếu ở mức trung bình, cụ thể đối với trình độ C, số lượng nhân viên trình độ C của hai năm 2017 và 2018 đều là 3, khơng có gì thay đổi. Đối với trình độ B, có thay đổi từ 10 người (2017) lên 12 người (2018), tăng 2 người tương đương tăng 120%. Sự tăng về số lượng lao động có trình độ ngoại ngữ B là do bộ phận tuyển dụng thêm 2 nhân viên mới có trình độ ngoại ngữ là B. Ở trình độ A, số lượng lao động hai năm không thay đổi, đều là 2 lao động.

Theo tiêu chí trình độ chun mơn: số lượng nhân viên có bằng đại học lớn hơn số

nhân viên tốt nghiệp cao đẳng, cụ thể năm 2017 là 12 người, năm 2018 là 14 người tăng 2 người tương đương tăng 117%. Tỷ trọng nhân viên có trình độ đại học năm 2017 là 80%, năm 2018 là 93,33% tăng 13,33%. Sự tăng này là do bộ phận muốn nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên nên tuyển dụng đề ra yêu cầu tuyển dụng là tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch, lữ hành. Số lượng nhân viên tốt nghiệp cao đẳng qua hai năm không thay đổi, đều là 3 người, tuy nhiên tỷ trọng thay đổi qua 2 năm từ 20% xuống 17,65%. Sự giảm về tỉ trọng này là do số lượng nhân viên tốt nghiệp cao đẳng vẫn giữ nguyên nhưng tổng số nhân viên của bộ phận đã tăng thêm 2 người.

Với cơ cấu nguồn lao động với chất lượng đầu vào về chun mơn cùng trình độ ngoại ngữ tương đối tốt như trên, cơng ty sẽ giảm bớt dược phần chi phí đào tạo từ đầu, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho cơng ty, tuy nhiên vấn đề công ty cũng như các công ty kinh doanh lữ hành nội địa khác luôn gặp phải trong thời điểm chính vụ đó là việc thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân viên điều hành tour, hướng dẫn viên theo đoàn (tuy đã tuyển thêm nhiều hướng dẫn viên làm cộng tác viên với công ty nhưng vào thời điểm chính vụ việc điều động hướng dẫn viên cũng khá là khó khăn) làm cản trở hoạt động kinh doanh cũng như thu về doanh thu của doanh nghiệp bởi lẽ cơng ty có thể nhận nhiều khách hơn, nhiều tour du lịch hơn nhưng chỉ vì do thiếu nhân lực, thiếu hướng dẫn viên nên không dám nhận thêm khách vì để đảm bảo cho chất lượng tour du lịch cũng như sự hài lịng của khách hàng, giữ vững uy tín của cơng ty trên thị trường du lịch trong nước.

- Nguồn vốn: công ty sử dụng nguồn vốn khơng chỉ trang trải các hao phí thực hiện chương trình du lịch, trả lương nhân viên mà cịn đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở

vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung và kinh doanh lữ hành nội địa nói riêng. Tuy nhiên việc quay vịng vốn của cơng ty hiện cịn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến đầu tư vào các hoạt động khác của công ty như quảng cáo, đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất. Dưới đây là bảng cơ cấu vốn kinh doanh của công ty qua hai năm 2017 và 2018 (bảng 2.4)

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa công ty cổ phần đầu tư – vận tải – du lịch hoàng việt (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)