1.5.1 .Xuất phát từ mục đích của doanh nghiệp
3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty
Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về VLĐ cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đề phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn.
Thực trạng ở công ty cổ phần Tasco cho thấy: VLĐ chủ yếu là vốn mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Do đó việc sử dụng vốn vay này được xem như là con dao hai lưỡi. Mặt thuận lợi là cơng ty có vốn để kinh doanh, mặt khác nó tạo nên gánh nặng nợ nần mà chỉ khi hoạt đông kinh doanh xấu đi sẽ thấy hậu quả của nó ngay vì tiền lãi phải trả rất lớn.
Để sử dụng nguồn vốn này hợp lý và có hiệu quả cần xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh, trong đó cần xem xét nhu cầu vốn cho từng khâu của VLĐ. Từ đó bố trí cơ cấu VLĐ đầy đủ, hợp lý.
Trên cơ sở nhu cầu VLĐ, lập kế hoạch sử dụng VLĐ sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất mà đưa lại hiệu quả cao nhất.
Lập kế hoạch xin cấp vốn cũng như tìm nguồn vốn bổ sung thích hợp từ các khoản như: lợi nhuận sau thuế hàng năm, quỹ khấu hao hàng năm để bổ sung vào nguồn VLĐ thường xuyên. Song việc dự đoán nhu cầu VLĐ thường xuyên sao cho là hợp lý trong từng thời kỳ lại phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau như: Quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; sự biến động của các loại hàng hố trên thị trường; chính sách chế độ về lao động, tiền lương đối với
người lao động trong doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lý sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, giảm thấp tương đối nhu cầu VLĐ khơng cần thiết cơng ty có thể có các biện pháp sau để tác động đến các nhân tốảnh hưởng trên sao cho có hiệu quả nhất như:
- Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mơ kinh doanh hiện tại và dựđốn được quy mơ kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất.
- Đánh giá sự biến động của giá cả thị trường năm qua cũng như những năm tới trên cơ sở sự biến động về tình hình tài chính khu vực và thế giới, tình hình chính trị trong và ngồi nước...
- Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong cơng tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong các khâu của hoạt động kinh doanh.
- Việc lập kế hoạch huy động vốn lưu động là hoạt động để hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trên cơ sở dự tốn quy mơ số lượng vốn lưu động cần thiết, lựa chọn nguồn tài trợ cũng như quy mơ thích hợp của mỗi nguồn tài trợ và tổ chức sử dụng vốn lưu động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Để kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động của cơng ty sát đúng với tình hình thực tế và trở thành phương tiện đắc lực cho quản lý thì cơng ty cần làm tốt các cơng việc sau:
- Phân tích tình hình tài chính kỳ báo cáo: thơng qua việc phân tích tình hình tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng sẽ giúp ban giám đốc cơng ty nắm bắt tình hình tài chính, từ đó đưa ra các quyết định tài chính phù hợp.
- Dự đốn nhu cầu vốn lưu động cho từng kế hoạch. Để dự đoán ngắn hạn nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch, cơng ty có thể xem xét áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.
- Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động sát đúng, toàn diện và đồng bộ là căn cứ chỉ đạo hoạt động sử dụng vốn lưu động trong cơng ty, góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Kế hoạch hóa vốn lưu động:
- Kế hoạch hoá vốn lưu động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục, hiệu quả thì trước hết phải đáp ứng đủ và kịp thời vốn lưu động và tiếp đến là sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả tránh tình trạng huy động vốn thừa gây lãng phí và tăng chi phí kinh doanh.
- Để có một kế hoạch thật đầy đủ, chính xác thì khâu đầu tiên doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thì mới có thể đưa ra kế hoạch vốn lưu động và tổ chức đáp ứng nhu cầu đó từ đó hạn chế tối thiểu tình trạng thiếu vốn, gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao…dẫn đến giảm lợi nhuận kinh doanh. Việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cũng hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, gây ra lãng phí và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất doanh nghiệp phải lập và thực hiện đúng kế hoạch mua sắm, dự trữ vật tư cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, trên cơ sở một mức khoa học, hợp lý; chuẩn bị đầy đủ cả về số lượng, chất lượng máy móc thiết bị lao động…thực hiện rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trong lĩnh vực lưu thông: doanh nghiệp cần phải quản trị các khoản vốn bằng tiền, quản lý các hoạt động thanh tốn, hồn thành kế hoạch sản phẩm về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại.
- Sau khi xác định chính xác nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động doanh nghiệp phải lựa chọn các hình thức khai thác và tạo lập vốn lưu động thích hợp. Doanh nghiệp phải tiến hành khai thác triệt để các nguồn vốn lưu động bên trong đồng thời phải tính tốn lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài với mức độ hợp lý tạo ra một cơ cấu
vốn tối ưu nhằm làm giảm tới mức thấp chi phí sử dụng vốn từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động, doanh nghiệp phải biết trú trọng kết hợp giữa kế hoạch hoá vốn lưu động và quản lý vốn lưu động.
Thực hiện quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học:
- Quản lý vốn lưu động chính là quản lý tiền mặt, dự trữ và các khoản phải thu. Tiền mặt, dự trữ và các khoản phải thu có mối quan hệ với nhau trong một thể thống nhất. Mức dự trữ vật tư sẽ quyết định mức cân đối tiền mặt hợp lý. Đồng thời tiền mặt cũng ảnh hưởng tới chính sách dụng thương mại của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp có chính sách tín dụng thương mại hợp lý thì doanh nghiệp sẽ đảm bảo không bị chiếm dụng vốn lớn mà vẫn giữ được khách hàng, ngồi ra cịn đảm bảo lượng tiền đầy đủ khi cần thiết cho các chi phí. Lượng tiền tối ưu này phải được tính tốn dựa trên căn cứ mức vốn tối ưu. Việc dự trữ mặc dù tốn chi phí nhưng vẫn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn nếu doanh nghiệp dự trữ một lượng lớn thành phẩm sẽ không bị mất cơ hội khi thị trường trở nên khan hiếm sản phẩm đó. Tương tự như vậy nếu doanh nghiệp dự trữ nguyên vật liệu quá ít thì có thể dẫn đến tình trạng ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu.