Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm thiết bị bếp faro của công ty cổ phần bếp chợ lớn trên địa bàn hà nội (Trang 25)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường

1.3.1 Môi trường vĩ mô.

1.3.1.1 Môi trường kinh tế.

Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp, nó tác động, ảnh hưởng, chi phối rất lớn đến chiến lược của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội GDP, yếu tố lạm phát,…tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xu hướng phát triển nền kinh tế thế giới bao gồm xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề kinh tế tồn cầu, địi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải quyết các vấn đề: chiến tranh hịa bình, ơ nhiễm mơi trường sinh thái, hệ thống tín dụng quốc tế,…và xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công nghiệp.

Để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần hiểu biết, cập nhật kịp thời các thông tin về nền kinh tế hiện tại, phân tích, dự báo sự ảnh hưởng của các yếu tố để đưa ra phương án, chiến lược xử lý kịp thời. Từ đó tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro tạo điều kiện phát triển thị trường cho doanh nghiệp.

1.3.1.2 Mơi trường chính trị, pháp luật.

Trên thế giới, mỗi quốc gia đều có nền chính trị và pháp luật khác nhau, đưa ra những quy định về kinh doanh cho các doanh nghiệp. Sự ổn định hay biến động về chính trị - luật pháp tại quốc gia hay một khu vực là tín hiệu giúp doanh nghiệp nhận biết đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ đối với doanh nghiệp của mình để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả.

Một nền chính trị ổn định giúp cho việc phát triển kinh tế thị trường diễn ra lành mạnh. Chính trị - pháp luật sẽ xử lý các doanh nghiệp khi có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trái với quy định pháp luật thì pháp luật sẽ đứng ra bảo vệ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người bán và người mua. Phát triển thị trường khi có nhiều điều kiện thuận lợi về chính sách, về thuế và các yếu tố liên quan đến rào cản gia nhập,... Vì vậy mà doanh nghiệp đang muốn phát triển thị trường kinh doanh không được phép bỏ qua yếu tố này.

Khoa học - công nghệ ngày nay phát triển khơng ngừng, nó là yếu tố tạo nên sự khác biệt cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cách mạng công nghệ 4.0 đang rất phát triển hỗ trợ cho con người rất nhiều trong hoạt động marketing cũng như sản xuất, kinh doanh.

Áp dụng thành công khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh sẽ giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và độ chính xác. Cơng nghệ phát triển nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh. Do đó các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, sự phát triển khoa học - kỹ thuật để áp dụng một cách hiệu quả cho doanh nghiệp.

1.3.1.4 Môi trường văn hóa – xã hội.

Văn hóa – xã hội là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của cơng ty. Các nhân tố của văn hóa – xã hội như tơn giáo, phong tục tập qn, trình độ văn hóa, … có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua của khách hàng. Tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh: mẫu mã, thơng điệp truyền tải, màu sắc,… Văn hóa mỗi vùng miền là khác nhau, doanh nghiệp phát triển thị trường ở vùng nào cần đánh giá các đặc điểm xã hội, dân dư nơi mình kinh doanh để có thể đưa ra chính sách sao cho phù hợp và hiệu quả. Hiểu được thị trường, hiểu được khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thị trường có thành cơng hay khơng.

1.3.2 Mơi trường vi mô.

1.3.2.1 Môi trường ngành.

- Khách hàng

Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng là đối tượng cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến. Khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Mọi hoạt động marketing đều nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng mục tiêu, tiềm năng của mình. Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích các đặc tính của khách hàng thơng qua các yếu tố như : yếu tố mang tính địa lý, yếu tố mang tính xã hội,dân số,.. Hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như : yếu tố thuộc về tâm lý, yếu tố mang tính hành vi tiêu dùng,..

Khách hàng có quyền thương lượng với doanh nghiệp thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua từ doanh nghiệp, hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá... Về trường hợp thương lượng thì thơng thường khách hàng tổ chức sẽ có quyền thương lượng cao hơn. Các nhân tố tạo nên quyền lực thương lượng của khách hàng như: khối lượng mua lớn, sự đe dọa của quá trình liên kết những khách hàng khi tiến hành thương lượng với doanh nghiệp,…

Việc nghiên cứu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách phù hợp từ đó đề xuất ra các chiến lược nhằm phát triển thị trường cho doanh nghiệp.

- Nhà cung ứng

Nhà cung ứng quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Đây là nhân tố đầu vào quan trọng có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để cho quá trình hoạt động doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định, mức giá hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại sản phẩm. Chú ý đến các biểu hiện từ nhà cung ứng để kịp thời phân tích, xử lý.

- Đối thủ cạnh tranh

Trên cùng một phân khúc thị trường mục tiêu nói riêng và trên thị trường nói chung có rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội để chiếm lĩnh thị trường cho riêng mình. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và tình hình hoạt động của họ là sự tác động trực tiếp mạnh mẽ, tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện tại có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp nên việc phân tích tìm hiểu là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp thường phân tích đối thủ qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Các biện pháp phản ứng của đối thủ? … Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu?

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh nghiệp. Với những đối thủ nhày, doanh nghiệp cần nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài như : đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn, ưu thế về giá thành,…

1.3.2.2 Môi trường nội bộ.

- Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mọi quyết định quản trị đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt,… tất cả đều xuất phát từ con người.Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên mà các nhà quản trị cần quan tâm, xem xét, phân tích để quyết

định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp thực thực hiện phù hợp. Nguồn nhân lực cần được rèn luyện và đánh giá qua trình độ chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp,… Để phát triển thị trường, trước tiên doanh nghiệp cần trang bị cho mình yếu tố khơng thể thiếu đó là nguồn lực con người để mang lại hiệu quả tốt nhất khi triển khai các chiến lược marketing cho doanh nghiệp.

- Nguồn lực tài chính

Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của cơng ty. Cơng ty có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc nhập đầu vào chất lượng, đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

- Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất thể hiện bộ mặt kinh doanh của công ty qua hệ thống nhà xưởng, kho, cửa hàng,.. từ đó đảm bảo hiệu suất cơng việc. Doanh nghiệp cần phân tích đánh giá các nguồn lực vật chất là cơ sở doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, hạn chế của doanh nghiệp mình để đưa ra những quyết định hợp lý về khai thác tối đa nguồn cơ sở vật chất hiện có. Cơ sở vật chất nếu được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thuận lợi về giao thông,.. sẽ đem lại cho công ty lợi thế kinh doanh để phát triển.

- Nguồn lực vơ hình

Mỗi doanh nghiệp có nguồn lực vơ hình khác nhau được nhận diện qua tri giác đó là nguồn lực vơ hình. Nguồn lực này có thể là thành quả của cả tổ chức hay cá nhân mang lại ảnh hưởng tới quá trình hoạt động. Những nguồn lực vơ hình như: tư tưởng chủ đạo trong triết lý kinh doanh, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng với cơng ty, mơi trường văn hóa cơng ty,… doanh nghiệp cần có những nhận định, đánh giá đúng đắn để phát huy được nguồn lực vơ hình của doanh nghiệp, mang lại lợi thế cạnh tranh, tận dụng sức mạnh để phát triển thị trường.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THIẾT BỊ BẾP

FARO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẾP CHỢ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của cơng ty và tình hình các yếu tố nội bộ của công ty liên quan tới giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm thiết bị bếp Faro của công ty cổ phần Bếp Chợ Lớn.

2.1.1 Giới thiệu về cơng ty, lịch sử hình thành và phát triển.

Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN BẾP CHỢ LỚN

Trụ sở chính: Số 4b, ngõ 753, đường Nguyễn Khối, Phường Thanh Trì, Quận Hồng Mai, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (024).36879151 Mã số thuế: 0106747049

Công ty Cổ phần Bếp Chợ Lớn được thành lập ngày 13/01/2015. Công ty tự hào là nhà phân phối độc quyền thương hiệu Faro tại Việt Nam. Faro chuyên sản xuất và cung cấp thiết bị nhà bếp cao cấp theo tiêu chuẩn Châu Âu. Công ty không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ sau bán hàng với mục tiêu để thương hiệu Faro trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị nhà bếp tại Việt Nam.

Sứ mệnh của công ty là cung cấp thiết bị nội thất nhà bếp cũng như dịch vụ đến từng khách hàng. Mục tiêu chất lượng là hàng đầu, phục vụ là trọng tâm, lợi ích khách hàng là then chốt.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách hàng, công ty không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, tìm tịi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời hợp tác với hãng sản xuất uy tín nổi tiếng trên thế giới với các sản phẩm chất lượng cao, giá thành phù hợp với người tiêu dùng. Công ty xác định lợi thế của mình là sự khác biệt về chất lượng, giá thành trên từng sản phẩm, dịch vụ để khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo.

2.1.2 Chức năng và cơ cấu tổ chức của công ty.

a) Chức năng:

Công ty cổ phần Bếp Chợ Lớn chuyên cung cấp lĩnh vực thiết bị bếp với các sản phẩm mang thương hiệu Faro đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Thấu hiểu những nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, công ty luôn cố gắng bắt kịp xu thế thị trường nhằm cung cấp nhanh chóng những sản phẩm chất lượng cao cùng dịch vụ chu đáo tạo niềm tin, sự hài lòng tới khách hàng.

b) Cơ cấu tổ chức:

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống phịng ban chức năng của Công ty cổ phần Bếp Chợ Lớn

Nguồn: Công ty cổ phần Bếp Chợ Lớn

Phịng kinh doanh: tìm kiếm nguồn khách hàng, khai thác thị trường, liên hệ bán

sản phẩm để mang lại nhiều doanh thu cho công ty. Xác định các mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phịng Kinh doanh

Nguồn: Cơng ty cổ phần Bếp Chợ Lớn Phịng kinh doanh gồm có hai bộ phận đó là : nhân viên kinh doanh với số lượng 5 người chủ động liên hệ với khách hàng là các đại lý, bán buôn,… để xây dựng mối quan hệ. Chuyên viên kinh doanh giải pháp số lượng 3 người có nhiệm vụ cùng khách hàng đưa ra những giải pháp và hỗ trợ khách hàng mua hàng. Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng theo cơ cấu chức năng giúp nâng cao tính chun mơn hóa giữa các bộ phận. Mỗi ban sẽ có những kế hoạch, mục tiêu khác nhau, việc phân chia công việc giúp mang lại kết quả cao hơn. Trưởng phòng kinh doanh dễ dàng phối hợp các hoạt động giữa các đồng nghiệp trong cùng bộ phận, từ đó có thể gia tăng hiệu quả hoạt động công việc.

2.1.3 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của cơng ty.

Ngành nghề kinh doanh chính của cơng ty là phân phối và bán chính thức các sản phẩm thiết bị nhà bếp thương hiệu Faro trên thị trường Việt Nam. Công ty cung cấp rất nhiều sản phẩm thiết bị bếp của Faro nhưng sản phẩm chủ lực là: bếp điện từ, bếp gas, máy hút khử mùi và chậu vòi rửa bát với rất nhiều model chủng loại sản phẩm khác

Hội đồng quản trị

Ban kiểm sốt Ban giám đốc Phịng xuất nhập khẩu Phịng kế tốn Phịng kỹ thuật Phòng kinh doanh Trưởng phòng Kinh doanh

Nhân viên kinh doanh Chuyên viên kinh

nhau. Công ty kinh doanh trên địa bàn cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở các khu vực thành phố lớn tại miền bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang,…

2.1.4. Kết quả kinh doanh sản phẩm thiết bị bếp Faro của công ty trong 3năm 2016-2018. năm 2016-2018.

Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Bếp Chợ Lớn giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016Năm (1) Năm 2017 (2) Năm 2018 (3)

Tương đối Tuyệt đối

Năm

(2)/(1) (3)/(2)Năm (2)-(1)Năm (3)-(2)Năm

Doanh thu 8,5 12,75 20,4 1,5 1,6 4,25 7,65

Chi phí 8,2 12 19 1,4634 1,5833 3,8 7

Lợi nhuận 0,3 0,75 1,4 2,5 1,8667 0,45 0,65

Nguồn: Phòng kế tốn Qua thơng tin bảng kết quả kinh doanh Doanh thu-chi phí của cơng ty ta rút ra một số đánh giá như sau:

Tổng doanh thu của công ty cổ phần Bếp Chợ Lớn bằng 100% từ việc kinh doanh thiết bị bếp Faro. Doanh thu - Lợi nhuận hằng năm đối với doanh nghiệp có sự gia tăng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm thiết bị bếp faro của công ty cổ phần bếp chợ lớn trên địa bàn hà nội (Trang 25)