Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế các tỉnh miền Đông
3.2.3 Thực trạng về lực lượng lao động
Trong 6 tỉnh Đông Nam Bộ, xếp về cơ cấu trình độ chun mơn kỹ thuật của dân số thì TP.Hồ Chí Minh đứng đầu với khoảng 9,8% dân số có trình độ từ đại học trở lên, tiếp đó là Bà Rịa - Vũng Tàu với 4,8%, Đồng Nai 3,5%, Bình Dương 2,7%, tỷ lệ này thấp nhất ở hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước với 2,1%. Tỷ lệ lao động có học vấn cao còn quá khiêm tốn so với nhu cầu phát triển và q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam này.
Đơng Nam Bộ có hơn 10,9 triệu dân trên 15 tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của vùng Đông Nam Bộ cao và được xếp vào tỷ lệ "dân số vàng”. Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên của cả vùng là 6,6%, tỷ lệ dân số có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cũng chỉ chiếm vài phần trăm và hầu hết dân số khơng có trình độ chun môn kỹ thuật, nhất là ở tỉnh Tây Ninh chiếm 92,7% dân số. Vì vậy tuy có tiềm năng về nguồn lao động dồi dào nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao bao giờ cũng là vấn đề cấp thiết. Lực lượng lao động trên địa bàn chưa đáp ứng được cầu lao động tại địa phương nhất là ở tứ giác cơng nghiệp TP.Hồ Chí Minh - Đồng Nai- Bà Rịa Vũng Tàu- Bình Dương, nên đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh thành khác đến làm việc, tập trung nhiều tại các khu công nghiệp. Tại các khu cơng nghiệp Bình Dương lao động ngoại tỉnh chiếm đến 90% lực lượng lao động, trong đó lao động có chứng chỉ nghề chỉ khoảng 56%.
Ngoài các trường, trung tâm ở các tỉnh thành trong vùng, TP.Hồ Chí Minh hiện là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn cho cả khu vực, mỗi năm có khoảng 100.000 sinh viên đại học, cao đẳng và khoảng 50.000 học sinh trung cấp tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo tại TP.Hồ Chí Minh. Nhưng trong số lao động đã qua đào tạo chỉ có khoảng
30% đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Thực tế cho thấy nhiều chương trình dạy vẫn nặng về lý thuyết, thiên về việc dạy những gì trường có mà chưa chú trọng đào tạo những gì xã hội cần. Vẫn cịn nhiều bất cập, khi có trên 50% sinh viên ra trường khơng có việc làm hoặc có việc nhưng khơng đúng ngành được học và việc các doanh nghiệp lại phải mất thời gian đào tạo lại trở nên phổ biến. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kết quả thống kê của Viện Chiến lược công nghệ thông tin khi phỏng vấn sinh viên mới ra trường thì 72% khơng có kinh nghiệm thực hành, 42% khơng có kỹ năng làm việc nhóm, 70% khơng thành thạo ngoại ngữ và 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại các nhân viên mới trong thời gian ít nhất là 3 tháng.