Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.6 Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở đề xuất của John W.Creswell (2014) và kinh nghiệm của bản thân, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu cho luận văn như sau:
Bảng 2.1 : Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
Bước 1: Tác giả trích dẫn một số đánh giá, số liệu về thu thuế để thấy được ý
nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế trong thực tế hiện nay. Từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới số thu thuế của từng địa phương.
Bước 2: Tác giả lược khảo các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, quản lý Nhà
nước tỏng lĩnh vực kinh tế để xác định khung phân tích. Từ đó, tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm cả trong và ngoài nước để xác định các yếu tố quyết định đến số thu thuế của địa phương. Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa lý, trình độ phát triển, các biến sử dụng, thời gian nghiên cứu, kết quả nghiên cứu … đối chiếu với các dữ liệu thu thập được của 6 tỉnh Đơng Nam Bộ, từ đó tác giả xác định hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài này.
Tổng hợp lý thuyết nghiên cứu Thu thập dữ liệu từ các nguồn Phân tích Phân tích các yếu tố quyết định đến số thu thuế của
từng địa phương Kiểm định độ phù hợp và kiểm chứng mơ hình lý thuyết Tổng hợp và xử lý dữ liệu trước khi phân tích Mục tiêu nghiên cứu Lý thuyết nghiên cứu nền Các nghiên cứu trước liên quan Xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết Phân tích thống kê mơ tả các biến nghiên cứu
Bước 3: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy, so sánh
dữ liệu giữa các nguồn để tìm kiếm sai biệt (nếu có), đồng nhất dữ liệu về cùng một phương pháp đo lường, xử lý các dữ liệu chưa phù hợp, rồi thực hiện các bước nghiên cứu định lượng về phương pháp ước lượng, kiểm định giả thuyết, tính tốn các chỉ số, tính tốn tốc độ tăng trưởng, phân tích ở dạng thống kê mơ tả.
Bước 4: Tác giả dùng các phần mềm phân tích thống kê và kinh tế lượng để
phân tích dữ liệu, ước lượng và kiểm định tác động của các biến độc lập như tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài so với GDP … tác động như thế nào đến số thu thuế của 6 tỉnh Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2005-2015. Từ kết quả thu được, căn cứ vào thực tế về những điều kiện kinh tế xã hội, tác giả sẽ bình luận và lý giải kết quả nghiên cứu cũng như rút ra ý nghĩa thực tế của kết quả nghiên cứu.
Bước 5: Tác giả khẳng định (hay bác bỏ) tác động của thu nhập bình quân
đầu người, tốc độ tăng dân số của tỉnh, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ thu hút vốn FDI/GDP, việc có cảng biển/sân bay quốc tế … đến số thu thuế của 6 tỉnh Đông Nam Bộ theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đồng thời đưa ra các hàm ý chính sách và gợi mở một số giải pháp.