Một số giải pháp để tăng số thu thuế tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 77 - 86)

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.3 Một số giải pháp để tăng số thu thuế tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ

5.3.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Theo Acemoglu et al. (2000) ở các quốc gia đang phát triển do thể chế chưa hồn thiện nên các doanh nghiệp có động cơ và có điều kiện để trốn/né các nghĩa vụ thuế. Ở Việt Nam, chỉ tính riêng thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu Mai Văn Anh (2015) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế gồm:

 Thất thu thuế do khai sai số lượng và chất lượng hàng hóa  Thất thu thuế qua gian lận trị giá tính thuế

 Thất thu thuế qua gian lận trong việc phân loại & áp mã hàng hóa  Thất thu thuế qua gian lận xuất xứ hàng hóa

 Thất thu thuế qua loại hình kinh doanh tạm nhập - tái xuất, gia công  Thất thu thuế do lợi dụng địa bàn và phương thức thủ đoạn buôn lậu  Thất thu thuế do nợ đọng thuế kéo dài

Richard Goode (1952) liệt kê sáu điều kiện để việc thu thuế của quốc gia được hữu dụng và hiệu quả: (1) có nền kinh tế tiền tệ; (2) có tỷ lệ dân số biết chữ cao; (3) có các tiêu chuẩn kế toán phổ biến trung thực và đáng tin cậy; (4) những người đóng thuế phải có mức tuân thủ tự nguyện cao; (5) có hệ thống chính trị khơng bị chi phối bởi những nhóm người giàu có hành động vì lợi ích riêng của họ; (6) có cơ chế quản lý hợp lý, trung thực và hiệu quả. Chỉ có một số trong những điều kiện này trực tiếp liên quan đến sự hiện diện của những cơ chế tuân thủ thuế, phần lớn các tiêu chuẩn lại ràng buộc chặt chẽ với tình trạng phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của một đất nước. Những nước đang phát triển ở thời kỳ đầu thường tránh việc đánh thuế thu nhập nói chung và tập trung những loại thuế đánh trên hoạt động giao dịch - vì dễ quản lý, ví dụ như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và thuế tài sản. Khi đó, có thể đạt được mục tiêu tái phân phối và công bằng thông qua các biện pháp tài khóa phi thuế.

Việc chống thất thu thuế khơng được đề cập đến trong mơ hình nghiên cứu vì sự hạn chế của nguồn dữ liệu, tuy nhiên xét theo các điều kiện thực tế và các nghiên cứu trước thì đây được xem là một trong những giải pháp để tăng số thu thuế của địa phương. Muốn vậy, cơ quan quản lý thuế cần tập trung cho các giải pháp sau:

Thứ nhất: Xây dựng lực lượng kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng chuyên

nghiệp và chuyên sâu. Nâng cao trình độ nghiệp vụ phát hiện các gian lận trong kê khai và tính thuế.

Thứ hai: Phân loại các đối tượng để kiểm tra, thanh tra theo mức độ (1) Tuân

thủ, (2) Chưa tuân thủ, (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Hoặc theo mức độ kiểm soát được hay chưa kiểm soát được, mức độ rủi ro: (1) Đã kiểm soát được, rủi ro thấp; (2) Chưa kiểm soát được, rủi ro cao; (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Kết quả phân loại được đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro. Thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế theo phương pháp tự chọn ngẫu nhiên của

máy tính, khơng có sự can thiệp chủ quan của con người để đảm bảo tính khách quan trong lựa chọn đối tượng kiểm tra. Trên cơ sở phân loại và cơ sở dữ liệu có được sẽ tập trung xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro cao, chưa tuân thủ).

Thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.

Theo khảo sát của Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt nam (VCCI) hầu hết các doanh nghiệp đều không đánh giá cao mức độ cung cấp dịch vụ thuế của các cơ quan thuế. Để quản lý thuế tốt, tránh dây dưa nợ đọng kéo dài thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải hiện đại, phải ứng dụng được sự tiến bộ của công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý thuế. Theo đó, cần ưu tiên phát triển và sớm hoàn thiện những lĩnh vực sau:

- Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ thu nộp thuế theo thứ tự thanh toán tiền thuế, bù trừ thuế, cưỡng chế thuế, kiểm tra và thanh tra thuế. Triển khai áp dụng gửi thông báo nợ thuế, cưỡng chế thuế, truy thu thuế.v.v cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hoàn toàn qua hệ thống thư điện tử.

- Xây dựng hệ thống thông tin thuế tập trung, tạo lập cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế trong phạm vi ngành và phối hợp kết nối mạng thông tin trao đổi với các cơ quan: Thuế, Kho bạc, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan khác.

- Quản lý hệ thống mạng thông tin về người nộp thuế thơng suốt trong tồn ngành từ Trung ương đến địa phương. Đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cao, dễ dàng khai thác, chia sẻ, cung cấp thông tin với mức độ bảo mật cao giữa các đơn vị trong và ngồi ngành.

5.3.2. Cải thiện mơi trường kinh doanh để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp

Muốn tăng số thu thuế thì cũng cần coi trọng “nuôi dưỡng” nguồn thu. Kết quả thực nghiệm của mơ hình cho thấy biến GDP/FDI có tác động dương đến số thu thuế. Điều này hàm ý, nếu của các doanh nghiệp trong nước được phát triển tốt thì số thu thuế của các địa phương sẽ được cải thiện. Nói như vậy khơng có nghĩa là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng đóng góp cho nguồn thu của

địa phương. Tác giả tóm lược tình hình hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài để thấy rõ hơn sự phát triển của 2 loại hình doanh nghiệp này.

Giải pháp quan trọng bậc nhất để khuyến khích các doanh nghiệp (cả trong nước và doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi) là cải thiện môi trường đầu tư. Những cải cách của Chính phủ và các bộ, ngành trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Số doanh nghiệp và lượng vốn đăng ký hoạt động của doanh nghiệp tăng nhanh, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hay giải thể cũng giảm mạnh. Đặc biệt, hàng loạt giấy phép con đã được bãi bỏ, các thủ tục hành chính về thuế và hải quan đã được giảm. 99% doanh nghiệp nộp thuế, khai thuế điện tử. Năm 2017 năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc (theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới) so với năm 2016 lên vị trí 55/137 nền kinh tế. Mơi trường kinh doanh tăng 14 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế. Chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng điểm và có cải thiện mạnh mẽ, đạt vị trí 68/190 quốc gia…

Tuy nhiên, vẫn có một “điểm tối” cần lưu ý đo là theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới, chỉ số về khởi sự kinh doanh của Việt Nam trong năm 2017 đứng ở vị trí thứ 123, giảm 2 bậc so với năm 2016. Theo ơng Nguyễn Đình Cung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì “Nếu muốn chất lượng môi trường kinh

doanh thực sự được cải thiện, tăng niềm tin cho nhà đầu tư, Việt Nam cần sớm giải quyết 2 nút thắt chính là nâng chỉ số khởi sự kinh doanh và đơn giản hóa pháp lý về phá sản”. Bà Catherine Masinde, trưởng nhóm tư vấn tồn cầu về các quy định kinh

doanh của Ngân hàng thế giới cũng cho rằng, để cải thiện mức độ thuận lợi trong khởi sự kinh doanh, điều mà Việt Nam cần quan tâm hàng đầu là cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh thông qua việc đẩy mạnh mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, một cửa duy nhất, tăng cường trao đổi thông tin và mức độ phối hợp xử lý giữa các cơ quan quản lý để giảm số lượng thủ tục hành chính, cũng như thời gian thực hiện.

Muốn “nuôi dưỡng” nguồn thu ngồi việc cải thiện mơi trường kinh doanh cịn cần có kế hoạch phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cần tập trung cho các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải

cách thủ tục hành chính nhằm tạo mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thơng thống cho DNNVV phát triển.

Thứ hai, tạo bước đột phá để DNNVV tiếp cận vốn, nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn vay cho DNNVV

Thứ ba, hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu; phát triển công nghệ; đẩy

mạnh chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh của DNNVV.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực

có kỹ năng cho DNNVV. Chú trọng đào tạo nghề các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thơ sơ sang lao động có tay nghề trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của DNNVV trong giai đoạn mới.

Thứ năm, cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi

trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát triển các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của DNNVV.

Thứ sáu, hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV để cung

cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ bảy, nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát

triển DNNVV, tăng cường vai trị của Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV.

5.3.3. Tăng cường liên kết trong vùng kinh tế

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến “sân bay-cảng biển” có hệ số beta = 0,363 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này hàm ý những tỉnh có sân bay -

cảng biển quốc tế sẽ có số thu thuế tốt hơn so với các tỉnh chưa có. Tuy nhiên, xét theo vị trí địa lý và quy mơ dân số tác giả khơng khuyến khích tỉnh nào cũng cần có sân bay hoặc cảng biển. Những tỉnh chưa có điều kiện này như Bình Phước hoặc Tây Ninh có thể dựa vào liên kết vùng để tìm giải pháp cho chính mình. Hiện nay liên kết vùng đã và đang hình thành ở Việt Nam, và 6 tỉnh miền Đơng Nam Bộ là những tỉnh đi đầu trong việc ứng dụng những lợi ích của liên kết vùng vào thực tiễn. Tác giả tổng hợp ý kiến của nhiều chuyên gia để đề xuất ra một số giải pháp tăng cường liên kết vùng cho vùng kinh tế Đông Nam Bộ như sau:

a. Quy hoạch vùng kinh tế Đông Nam Bộ với trung tâm phát triển là Thành phố

Hồ Chí Minh

Trước mắt cũng như trong dài hạn, vùng kinh tế Đông Nam Bộ vẫn là một trung tâm công nghiệp chủ lực của cả nước. Hướng phát triển công nghiệp theo quy hoạch là tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sức cạnh tranh lớn, hàm lượng chất xám cao, phục vụ xuất khẩu như: sản phẩm phần mềm, điện tử - viễn thơng; dầu khí và các sản phẩm hóa dầu; thép, vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí chế tạo, thiết bị, phụ tùng và sửa chữa; chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, da giày…, trong đó cơng nghiệp điện tử - viễn thông - tin học trở thành ngành mũi nhọn, phát triển đồng bộ cả phần cứng lẫn phần mềm, đưa vùng kinh tế Đông Nam Bộ trở thành một trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử và sản xuất phần mềm của khu vực Đơng Nam Á.

Do đó cần điều chỉnh lại hướng phân bố cơng nghiệp trên địa bàn toàn Vùng, trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên và dư địa của các tỉnh chưa phát triển (có mật độ sản xuất công nghiệp chưa tập trung cao, môi trường thiên nhiên chưa bị hủy hoại), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hướng điều chỉnh bố trí cơng nghiệp như sau: tạo một hành lang công nghiệp theo hướng từ Đông Nam đến Tây Bắc thành phố (qua một phần các tỉnh, thành phố gồm Long An - Tây Ninh - TP.HCM - Bình Phước - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa & Vũng Tàu). Trong hành lang công nghiệp này, TP.HCM đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu công nghệ cao

(quận 9) và khu công nghiệp cơ khí (huyện Củ Chi); gắn khu công nghệ cao với trường Đại học quốc gia nhằm phục vụ cho sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp cho cả vùng kinh tế Đơng Nam Bộ. Đây là hành lang có nhiều ưu thế và còn dư địa rất lớn để phát triển cơng nghiệp và sẽ kích thích sự hình thành và phát triển các đơ thị có bán kính từ 30 km đến 50 km so với TP.HCM, tạo nên các đô thị công nghiệp của Vùng.

Với vị trí vai trị của mình, TP.HCM sẽ thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, trước hết là dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp của Vùng như: dịch vụ phục vụ hoạt động xuất khẩu; dịch vụ cảng - vận tải - kho vận - hậu cần hàng hải; dịch vụ tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; dịch vụ khoa học - công nghệ - tư vấn - chuyển giao… Do dó, để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, đề nghị trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tồn Vùng cần có sự phối hợp giữa các địa phương trong việc thu hút đầu tư và tạo điều kiện để có sự phát triển mang tính hỗ tương, khai thác thế mạnh của mỗi tỉnh, thành phố. Các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần đặt trên quan điểm cơ cấu của Vùng, chứ không phải cơ cấu của một tỉnh hay thành phố.

b. Phối hợp xây dựng đồng bộ mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của Vùng

Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ và đi trước một bước. Ưu tiên hoàn thành các trục kết nối liên tỉnh, liên vùng, hệ thống đường cao tốc, đường bộ, sân bay và cảng biển theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm kết nối giữa các khu vực và giữa các phương thức vận tải. Tập trung giải quyết tốt vấn đề tắc nghẽn giao thơng, ngập úng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tồn vùng kinh tế Đơng Nam Bộ, các tỉnh, thành phố cần liên kết xây dựng những tuyến đường bộ xuyên Vùng. Các địa phương trong Vùng phối hợp xây dựng và nâng cấp, mở rộng những tuyến đường liên tỉnh nối các đô thị trung tâm của các tỉnh; lập kế hoạch chung trong việc xây dựng tuyến vận chuyển hành khách và hàng hóa, dịch vụ ăn uống

cho hành khách trên những tuyến đường dài; cải tạo đường thủy, nâng cấp các cảng sông, cảng biển.

TP.HCM cần đi đầu trong việc lập kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển, làm cơ sở để các tỉnh trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ phối hợp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo tính nhất quán và sự bổ trợ trong các kế hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn Vùng. Dựa trên kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của các tỉnh trong Vùng, TP.HCM cũng cần đi đầu trong việc thu hút và phân bổ vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải nội vùng.

Các tỉnh, thành phố trong Vùng tiến hành rà soát và chế tài việc thực hiện các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp trong Vùng; chú trọng xã hội hóa, huy động các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 77 - 86)