Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 30 - 42)

Nguồn: Tác giả

Bước 1: Tác giả trích dẫn một số đánh giá, số liệu về thu thuế để thấy được ý

nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế trong thực tế hiện nay. Từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới số thu thuế của từng địa phương.

Bước 2: Tác giả lược khảo các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, quản lý Nhà

nước tỏng lĩnh vực kinh tế để xác định khung phân tích. Từ đó, tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm cả trong và ngoài nước để xác định các yếu tố quyết định đến số thu thuế của địa phương. Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa lý, trình độ phát triển, các biến sử dụng, thời gian nghiên cứu, kết quả nghiên cứu … đối chiếu với các dữ liệu thu thập được của 6 tỉnh Đơng Nam Bộ, từ đó tác giả xác định hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài này.

Tổng hợp lý thuyết nghiên cứu Thu thập dữ liệu từ các nguồn Phân tích Phân tích các yếu tố quyết định đến số thu thuế của

từng địa phương Kiểm định độ phù hợp và kiểm chứng mơ hình lý thuyết Tổng hợp và xử lý dữ liệu trước khi phân tích Mục tiêu nghiên cứu Lý thuyết nghiên cứu nền Các nghiên cứu trước liên quan Xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết Phân tích thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Bước 3: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy, so sánh

dữ liệu giữa các nguồn để tìm kiếm sai biệt (nếu có), đồng nhất dữ liệu về cùng một phương pháp đo lường, xử lý các dữ liệu chưa phù hợp, rồi thực hiện các bước nghiên cứu định lượng về phương pháp ước lượng, kiểm định giả thuyết, tính tốn các chỉ số, tính tốn tốc độ tăng trưởng, phân tích ở dạng thống kê mơ tả.

Bước 4: Tác giả dùng các phần mềm phân tích thống kê và kinh tế lượng để

phân tích dữ liệu, ước lượng và kiểm định tác động của các biến độc lập như tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài so với GDP … tác động như thế nào đến số thu thuế của 6 tỉnh Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2005-2015. Từ kết quả thu được, căn cứ vào thực tế về những điều kiện kinh tế xã hội, tác giả sẽ bình luận và lý giải kết quả nghiên cứu cũng như rút ra ý nghĩa thực tế của kết quả nghiên cứu.

Bước 5: Tác giả khẳng định (hay bác bỏ) tác động của thu nhập bình quân

đầu người, tốc độ tăng dân số của tỉnh, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ thu hút vốn FDI/GDP, việc có cảng biển/sân bay quốc tế … đến số thu thuế của 6 tỉnh Đông Nam Bộ theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đồng thời đưa ra các hàm ý chính sách và gợi mở một số giải pháp.

2.7. Mơ hình nghiên cứu

2.7.1. Các biến sử dụng trong mơ hình

Dựa vào cơ sở lý thuyết, những nghiên cứu trước và đặc biệt là thực trạng về dữ liệu mà tác giả có thể tiếp cận, trong đề tài này tác giả sẽ sử dụng một số biến như sau:

GDP: Tổng thu nhập quốc gia, giá trị đại diện cho trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, được đo bằng log của GDP bình quân đầu người.

Dân số: Tỷ lệ tăng dân số, tỉ lệ lực lượng lao động tại các tỉnh, thành phố theo thống kê của Tổng cục thống kê thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ qua các năm.

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, được đo bằng log của tỷ số giữa GDP trên FDI. Trong bối cảnh các địa phương đều đẩy mạnh việc thu hút vốn FDI thông qua những chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, thì tác động của tỷ số này sẽ cho

biết mức độ đóng thuế của các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp trong nước.

Tỷ lệ hộ nghèo: tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh, thành phố theo thống kê của Tổng cục thống kê thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ qua các năm.

Sân bay - cảng biển: Các nghiên cứu trước ở phạm vi quốc gia sử dụng biến độ mở thương mại. Nghiên cứu này được thực hiện cho các tỉnh, do vậy tác giả thay thế bằng biến sân bay cảng biển. Đây là biến dummy, hàm ý tỉnh nào có sân bay hoặc cản biển quốc tế sẽ nhận giá trị bằng 1, khơng có cả sân bây và cảng biển sẽ nhận giá trị là 0.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tổng kết thuế cuối năm tại các tỉnh/ thành phố thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ và từ Tổng Cục Thống Kê.

2.7.2. Nguồn dữ liệu

Bộ dữ liệu sử dụng để kiểm định mơ hình là dữ liệu dạng bảng cân bằng (balanced panel data) được thu thập từ niên giám thống kê của từng Tỉnh, có tổng số 66 quan sát trong khoảng thời gian 11 năm, từ năm 2005 đến năm 2015, của 06 tỉnh Đơng Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước. Dữ liệu trước năm 2005 một số Tỉnh bị thiếu, một số Tỉnh có cơng bố nhưng khơng liên tục. Điều này nằm ngoài mong muốn của tác giả, và để thoả mãn tính đồng nhất của kết quả ước lượng buộc tác giả phải loại bỏ các quan sát trong giai đoạn này. Dữ liệu sau năm 2015 các tỉnh có cơng bố, nhưng có sự chuyển đổi trong phương pháp thống kê từ GDP sang GDP thực (còn gọi là GRDP), việc này làm cho dữ liệu bị thiếu đồng nhất về phương pháp thống kê nên tác giả cũng phải loại ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này.

Để đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy của kết quả ước lượng và kiểm định mơ hình, đồng thời là cơ sở giúp các tác giả nghiên cứu sau có điều kiện so sánh, tra cứu, trích dẫn số liệu, dữ liệu phục vụ riêng cho nghiên cứu này tác giả đã trích dẫn đầy đủ ở phần phụ lục.

2.8. Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến số thu thuế của các địa phương thuộc 6 tỉnh Đông Nam Bộ. Do đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích hồi quy, kiểm định các khuyết tật của mơ hình nghiên cứu (nếu có), rồi đưa ra kết quả nghiên cứu chính thức. Dữ liệu sau khi được thu thập và xử lý, tác giả tiến hành phân tích bằng phần mềm phân tích định lượng Stata. Do đây là nghiên cứu cho 6 tỉnh, trong thời gian 11 năm, nên dữ liệu thu thập là dữ liệu dạng bảng. Với dữ liệu dạng bảng, tác giả sẽ tiến hành áp dụng các ký thuật phân tích định lượng như sau:

a. Phương pháp tác động gộp (Mơ hình Pooled)

Thực chất, phương pháp tác động gộp (Mơ hình Pooled) được xây dựng dựa trên giả định tất cả các quan sát (dữ liệu) trong dữ liệu bảng là đồng nhất. Khi đó mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y với các biến độc lập X1, X2 .. Xk được minh họa như sau:

0 1. 1, 2. 2, ... . ,

it it it k k it it

Y    X  X   Xu

Trong đó: i là đơn vị đường chéo, t là thời gian nghiên cứu (trong nghiên cứu này i nhận giá trị từ 1 đến 6 tương ứng với các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. t nhận giá trị từ 1 đến 11, tương ứng với 11 năm từ 2005 đến 2015). uit là sai số của mơ hình, tương ứng với những yếu tố khác không được đưa vào nghiên cứu nhưng có tác động đến biến phụ thuộc Y.

Như vậy trong uit sẽ tồn tại 2 yếu tố, yếu tố không quan sát được nhưng không đổi theo thời gian (ký hiệu là υi) và yếu tố không quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian (ký hiệu là εi). Với mỗi đơn vị chéo, υi là yếu tố không quan sát được và khơng thay đổi theo thời gian, nó đặc trưng cho mỗi đơn vị chéo. Nếu υi tương quan với bất kỳ biến Xt nào thì ước lượng hồi quy từ hồi quy Y theo Xt sẽ bị ảnh hưởng chéo bởi những nhân tố không đồng nhất không quan sát được. Thậm chí, nếu υi khơng tương quan với bất kỳ một biến giải thích nào thì sự có mặt của nó

cũng làm cho cho các ước lượng bình phương tối thiểu OLS (Ordinary Least Square) không hiệu quả và sai số tiêu chuẩn khơng có hiệu lực. Như vậy, nhược điểm của mơ hình Pooled là khơng xem xét đến sự khác biệt của các đơn vị chéo (các đơn vị chéo có tung độ góc giống nhau). Diễn giải điều này trong thực tế, tức là mơ hình Pooled giả định 6 tỉnh Đơng Nam Bộ có những điều kiện để phát triển kinh tế giống nhau.

b. Phương pháp tác động cố định (Mơ hình FEM)

Có rất nhiều lý do để tin rằng giả định 6 tỉnh Đơng Nam Bộ có những điều kiện để phát triển kinh tế giống nhau là khơng phù hợp, vì mỗi tỉnh có diện tích đất, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý là khác nhau. Hơn nữa, trong quá trình phát triển thì quy mơ dân số, trình độ của dân cư, rồi chính sách/quan điểm về phát triển kinh tế cũng khơng hồn tồn tương đồng.

Phương pháp tác động cố định (Mơ hình FEM) được xây dựng để khắc phục những hạn chế của mơ hình Pooled, khi đó phương trình minh họa tác động của các biến độc lập X đến biến phụ thuộc Y thể hiện như sau:

0 1 1, 2 2, ,

( ) . . ... .

it i it it k k it it

Y     X  X   X 

Như vậy, nhờ cách tách uit = υi + εit mà các yếu tố đặc trưng riêng của các đơn vị chéo không quan sát được nhưng không đổi theo thời gian (υi) đã được xem xét độc lập. Điều này làm cho (β0+υi) sẽ nhận các giá trị khác nhau tương ứng với mỗi đơn vị chéo (hay nói cách khác là mỗi đơn vị đường chéo sẽ có các tung độ góc khác nhau).

c. Phương pháp tác động ngẫu nhiên (Mơ hình REM)

Trong phương pháp tác động ngẫu nhiên (mơ hình REM) thì thành phần uit được chia thành 2 thành phần nhỏ gồm: thành phần bất định (kí hiệu là εit) và thành phần ngẫu nhiên (kí hiệu là ωi). Giả định rằng, ωi có phân phối chuẩn và phương sai khơng đổi (tức là E(ωi) = 0 và Var(ωi) = 2

nhiên ωi được gọi là tác động ngẫu nhiên. Khi đó phương trình thể hiện tác động ngẫu nhiên được viết thành:

0 1 1, 2 2, ,

( ) . . ... .

it i it it k k it it

Y     X  X   X 

Như vậy, điểm khác biệt giữa phương pháp tác động ngẫu nhiên và phương pháp tác động cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị. Nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập - biến giải thích trong mơ hình tác động cố định thì trong mơ hình tác động ngẫu nhiên sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.

Với một mẫu dữ liệu, để lựa chọn được mơ hình tối ưu giữa 3 mơ hình Pooled, FEM và REM thì cần tiến hành các kiểm định bổ sung. Để lựa chọn giữa mơ hình Pooled và mơ hình FEM, tác giả dựa vào kiểm định F test, với giả thuyết được phát biểu như sau:

Giả thuyết H0: Mơ hình Pooled phù hợp hơn mơ hình FEM Giả thuyết H1: Mơ hình Pooled kém phù hợp hơn mơ hình FEM

Trị thống kê F được phần mềm tự tính tốn, với mức ý nghĩa α thì miền bác bỏ là: F > Fα;(k-1,n-k) hay p_value < α. Nếu p_value < α thì bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận H1, tức là mơ hình Pooled kém phù hợp hơn so với mơ hình FEM. Khi đó, chọn mơ hình FEM cho các phân tích tiếp theo.

Để lựa chọn giữa mơ hình FEM và mơ hình REM, tác giả dựa vào kiểm định Hausman test, với với giả thuyết được phát biểu như sau:

Giả thuyết H0: υi và các biến độc lập khơng có tương quan Giả thuyết H1: υi và các biến độc lập có tương quan

Giá trị chi-square sẽ được phần mềm tính tốn với mức ý nghĩa là p_value. Nếu p_value < α thì bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận H1, tức là mơ hình REM kém phù hợp hơn so với mơ hình FEM. Khi đó, chọn mơ hình FEM cho các phân tích

tiếp theo. Phần kiểm định lựa chọn mơ hình và các phân tích tiếp theo được tác giả trình bày chi tiết trong chương 4 của luận văn.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỐ THU THUẾ TẠI ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

3.1. Tổng quan về vị trị địa lý, tình hình kinh tế xã hội các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Căn cứ vào Nghị định 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP thì Nam Bộ của Việt Nam được chia thành hai phần: Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh và 1 thành phố: Bà Rịa-Vũng tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Thành phố Hồ chí Minh. Về vị trí địa lý, Đơng Nam Bộ hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển toàn diện cả về kinh tế và xã hội. Đông Nam Bộ là khu vực tập trung nhiều đô thị, là vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khống sản. Phía Tây và Tây-Nam giáp đồng bằng sơng Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghhiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía Đơng và Đơng Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này đến nay Đơng Nam Bộ đã hình thành và hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không kết nối với nhiều địa phương, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Về đất đai, diện tích đất tự nhiên của vùng là 23.564 km2, chiếm 7,3% diện tích của cả nước. Đất nơng nghiệp là một thế mạnh của vùng. Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang ược sử dụng vào mục đích nơng nghiệp. Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả

nước là 42,98%). Tỷ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước. Về tiềm năng phát triển, khu vực Đơng Nam Bộ có các sơng lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gịn, sơng Thị Vải…Sơng Sài Gịn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải. Đây vừa là điều kiện để phát triển kinh tế của vùng, vừa là đầu mối trung chuyển cho các vùng lân cận.

Về tài nguyên khoáng sản, trữ lượng dầu khí của vùng được dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 - 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)