Thực trạng việc thành lập doanh nghiệp trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 48 - 49)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế các tỉnh miền Đông

3.2.5 Thực trạng việc thành lập doanh nghiệp trong nước

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong tháng 7 năm 2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 11.262 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 122.097 tỷ đồng, giảm 7,8% về số doanh nghiệp và giảm 7,6% về số vốn đăng ký so với tháng 6 năm 2018. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 7 đạt 10,84 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 7 là 114.976 lao động, tăng 19,9% so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 7 trên cả nước là 2.970 doanh nghiệp, tăng 9,0% so với tháng 6 năm 2018. Bảng phân loại các doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng năm 2018 như sau:

Bảng 3.3: Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Stt Nội dung Số lượng Số vốn

(tỉ đồng)

Số lao động (người)

Tổng số 75.793 771.064 623.518

1 Đồng bằng Sông Hồng 22.578 225.141 200.690

2 Trung du & miền núi phía bắc 3.186 28.688 52.520 3 Bắc trung bộ & duyên hải miền trung 10.669 98.268 103.308

4 Tây nguyên 1.843 11.986 12.566

5 Đông nam bộ 32.113 356.629 192.083

6 Đồng bằng sông Cửu long 5.404 50.351 62.351

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư

Nếu so sánh với các năm trước, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau:

+ Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng ở hầu hết các khu vực trong cả nước so với cùng kỳ năm trước, duy nhất khu vực Tây Nguyên là giảm. Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là các khu vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao, lần lượt là 32.113 doanh nghiệp (chiếm 42,4% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước) và 22.578 doanh nghiệp (chiếm 29,8%). Trong khi

đó, Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất với 1.843 doanh nghiệp (chiếm 2,4% trên tổng số doanh nghiệp).

+ Về số vốn đăng ký, khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 356.629 tỷ đồng, chiếm 46,3% tổng số vốn đăng ký của cả nước; đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sơng Hồng có 225.141 tỷ đồng, chiếm 29,2%tổng số vốn đăng ký của cả nước; khu vực Tây Nguyên có tổng số vốn đăng ký ít nhất là 11.986 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,6% tổng số vốn đăng ký của cả nước.

Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân, trong 7 tháng đầu năm thì khu vực Đông Nam Bộ đạt cao nhất là 11,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng đạt 10,0 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 9,3 tỷ đồng/doanh nghiệp;... Khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất đạt 6,5 tỷ đồng/doanh nghiệp.

+ Về số lao động đăng ký, qua thống kê cho thấy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 200.690 lao động, chiếm 32,2% tổng số lao động đăng ký; Tây Nguyên có 12.566 lao động đăng ký là khu vực có số lao động đăng ký ít nhất so với các khu vực còn lại, chỉ chiếm 2,0% tổng số lao động đăng ký.

Về tỷ trọng lao động đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong 7 tháng đầu năm nay, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt cao nhất là 16,5 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 11,5 lao động/doanh nghiệp. Là 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng xét về quy mô lao động, khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ chỉ đạt lần lượt là 8,9 lao động/doanh nghiệp và 6,0 lao động/doanh nghiệp, xếp thứ 4 và thứ 6 trong tất cả các khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)