Thực trạng về phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 50 - 53)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế các tỉnh miền Đông

3.2.7 Thực trạng về phát triển cơ sở hạ tầng

Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm đầu mối vận tải lớn nhất cả nước, trong thời gian qua đảm nhận khoảng 18% khối lượng vận tải hàng hóa, khoảng 23% khối lượng vận tải hành khách của cả nước. Lượng hàng thông qua cảng biển chiếm 62% cả nước và lượng hành khách thông qua các cảng hàng không chiếm 60% cả nước. Cùng với sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thơng, dịch vụ vận tải có những tiến

bộ đáng kể; chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng được nâng cao; tai nạn giao thông bước đầu đã được kiềm chế.

Các đầu mối vận tải chính của vùng Đơng Nam Bộ bao gồm: TP HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương, đóng vai trị là các trung tâm kết nối vận tải và trung chuyển hàng hóa và hành khách của cả vùng cũng như khu vực miền Nam. Kết nối giữa các phương thức vận tải trong vùng chủ yếu được thực hiện giữa đường bộ và các phương thức vận tải khác; kết nối đường sắt - đường biển, đường sắt - đường thủy nội địa; kết nối đường biển - đường thủy nội địa tại các khu vực cảng biển Vũng Tàu, cảng biển TP HCM và cảng biển Đồng Nai chưa thực sự thuận lợi, hiệu quả chưa cao (mặc dù đã có kết nối đường biển quốc tế với đầu mối là hai cảng biển Vũng Tàu và cảng biển TP HCM). Trong giai đoạn 2011-2016, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng đã được ưu tiên đầu tư mở rộng, nâng cấp theo hướng hiện đại, nhiều cơng trình, dự án trọng điểm đã và đang được triển khai thực hiện.

Cụ thể: Tính đến tháng 06/2017 đã có 91km đường cao tốc được đưa vào khai thác gồm: TP HCM – Trung Lương (40km), TP HCM – Long Thành – Dầu Giây (51km); đang triển khai thi công cao tốc Bến Lức – Long Thành, dự kiến hoàn thành 2019; Đang kêu gọi đầu tư tuyến cao tốc Biên Hịa – Phú Mỹ,... Bên cạnh đó, đã hồn thành đầu tư vào cấp các tuyến quốc lộ (1, 51, 55, 56, 22, 60, đường Hồ Chí Minh qua Bình Phước, …) để dần tạo nên bộ khung hạ tầng đường bộ với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu vận tải vùng. Đang chuẩn bị đầu tư các dự án vành đai như Tân Vạn – Nhơn Trạch, Bến Lức – Quốc lộ 22, Quốc lộ 22 – Bình Chuẩn thuộc vành đai 3 TP HCM,…

Hiện, thành phố Hồ Chí Minh cũng đang triển khai các dự án nâng cấp cải tạo cầu yếu và thơng tin tín hiệu trên hành lang Bắc - Nam. Hoàn thành việc sửa chữa cầu Ghềnh; Các tuyến đường sắt xây dựng mới đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư như: đường sắt Bắc – Nam khu vực TP HCM đoạn Trảng Bom – Hòa Hưng; Biên Hòa – Vũng Tàu; TP HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ; Dĩ An – Lộc Ninh. Các dự án đường sắt vùng Đơng Nam Bộ nhìn chung triển khai chậm. Đường

sắt đô thị TP HCM đang thi công tuyến số 1, đang điều chỉnh dự án tuyến số 2, chuẩn bị đầu tư tuyến số 5.

Các cảng biển cũng đang được triển khai theo quy hoạch. Đã hoàn thành khu bến Cái Mép (cảng Vũng Tàu). Cảng TP HCM: Khu bến Hiệp Phước (giai đoạn 1) và khu bến Cát Lái đã đưa vào khai thác để tiếp nhận tàu 30.000 DWT; khu bến trên sơng Đồng Nai đang hoạt động. Bên cạnh đó, luồng vào cảng TP HCM theo sơng Sồi Rạp đã hồn thành cải tạo nâng cấp giai đoạn 2 (độ sâu - 9,5m) cho tàu 30.000 DWT, luồng sông Thị Vải - Cái Mép đã hồn thành cơng tác nạo vét cho tàu 80.000 DWT đến Phú Mỹ, tàu trên 100.000 DWT đến khu Cái Mép.

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã sửa chữa và đưa đường hạ cất cánh 25R/07L vào khai thác trở lại, đã nâng cấp nhà ga hành khách nội địa và tiếp tục nâng cấp nhà ga hành khách quốc tế nâng tổng công suất lên 28 triệu hành khách/năm; Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang chỉ đạo lập dự án đầu tư giai đoạn 1, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội thơng qua vào năm 2018; triển khai đầu tư giai đoạn 1 để phấn đấu đưa vào khai thác năm 2025. Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc tách cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành một dự án độc lập, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Như vậy, có thể nói, các tuyến trục giao thơng chính yếu kết nối các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ đã và đang được đầu tư, kết hợp tăng cường cơng tác quản lý, bảo trì nên năng lực thơng qua đã được cải thiện rõ rệt, phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, so với nhu cầu, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng còn chưa tạo ra đột phá cho phát triển vùng Đông Nam Bộ, hạn chế quá trình phát triển vùng với nhịp độ tăng trưởng cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến số thu thuế ở các tỉnh thuộc khu vực miền đông nam bộ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)