Giả thuyết H0 Thống kê F Prob
Khơng có sự khác biệt về tung độ góc
4,21 0,0026
Nguồn: Tác giả
Kết quả kiểm định cho thấy thống kê F = 4,21 có Prob = 0,0026 < 0,05, như vậy bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Tức là có sự khác nhau về tung độ góc giữa các địa phương đưa vào nghiên cứu. Hay nói cách khác, kết quả hồi quy bằng mơ hình FEM sẽ đáng tin cậy hơn kết quả hồi quy theo mơ hình Pooled.
4.2.11. Kết quả kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM (Hausman test)
Kết quả lựa chọn giữa mơ hình FEM và mơ hình Pooled cho thấy mơ hình FEM hợp lý hơn. Tuy nhiên, nếu các ảnh hưởng cố định khơng thay đổi theo thời gian có tương quan với các biến giải thích thì chúng ta cần sử dụng các phương pháp ước lượng tác động cố định để kiểm soát hoặc loại bỏ nhằm giảm thiểu sự thiên chệch do các ảnh hưởng cố định này có tương quan với biến giải thích. Tuy nhiên, nếu các tác ảnh hưởng cố định khơng tương quan với các biến giải thích từ
các ước lượng tác động cố định trên sẽ không hiệu quả. Khi đó, cần xem xét sử dụng phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên thay thế. Trong trường hợp này, ước lượng tác động ngẫu nhiên sẽ hiệu quả hơn so với ước lượng tác động cố định (cả 2 đều là các ước lượng tin cậy) bởi ước lượng REM bổ sung ràng buộc về sự không tương quan giữa các ảnh hưởng cố định với biến giải thích.
Như vậy, để lựa chọn mơ hình FEM và mơ hình REM chúng ta cần thiết phải kiểm tra sự tương quan giữa các ảnh hưởng cố định với các biến giải thích. Kiểm định Hausman sẽ thực hiện việc kiểm tra này. Với các giả thuyết được phát biểu như sau:
Giả thuyết H0: Khơng có sự tương quan giữa các ảnh hưởng cố định với các biến giải thích (tức là mơ hình REM phù hợp hơn mơ hình FEM)
Giả thuyết H1: Có sự tương quan giữa các ảnh hưởng cố định với các biến giải thích (mơ hình REM khơng phù hợp bằng mơ hình FEM).
Nếu giá trị chi2 trong kiểm định Hausman có Prob < 0,05, tức là bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Kết quả kiểm định Hausman được minh họa trong bảng 4.14