1. Với địa hình bằng phẳng a tính yếu tố bố trí
2.3.2. Bản đồ chi tiết tỷ lệ lớn
Bản đồ tỷ lệ lớn là cơ sở địa hình để thiết kế thi cơng cơng trình cầu, dùng để thành lập bản vẽ thi cơng cơng trình và thiết kế các đoạn cầu dẫn.
Tỷ lệ bản đồ thường là 1/1000 với khoảng cao đều 0.5m khi chiều dài cầu từ 300m đến 500m và 1/2000 với khoảng cao đều 1m khi chiều dài cầu lớn hơn.
Phạm vi đo vẽ được quy định: về hai phía bờ sơng đo tới độ cao lớn hơn mực nước lũ từ 1-2m, cịn về hai phía thượng và hạ lưu là từ 1 đến 1.5 lần khoảng thông thuỷ, sao cho có thể biểu diễn được chi tiết địa hình và địa vật ở những nơi thiết kế cầu, các đoạn cầu dẫn, các cơng trình điều chỉnh và các bãi xây dựng ở gần.
Vì bản đồ chi tiết là cơ sở địa hình để thiết kế thi cơng cơng trình cầu. Bởi vậy, độ chính xác đo vẽ lưới khống chế trắc địa cần phải phù hợp với những yêu cầu của tỷ lệ bản đồ. Việc đo vẽ cũng được tiến hành trong cùng một hệ thống toạ độ và độ cao đã dùng khi đo vẽ bản đồ địa vật.
Nếu trên khu vực đo vẽ có các tấm ảnh hàng khơng thì có thể sử dụng tài liệu đo ảnh hàng không để thành lập bản đồ chi tiết. Trong các phương pháp đo vẽ trên mặt đất, có thể sử dụng phương pháp tồn đạc hoặc bàn đạc đối với những vùng sơng quang đãng; cịn trên những khúc sông rậm rạp nên sử dụng phương pháp đo vẽ theo các mặt cắt ngang. Trong cả hai trương hợp, cơ sở khống chế để đo vẽ là các tuyến thuỷ chuẩn- kinh vĩ đặt từ trục cầu về hai phía bờ sơng. Đầu mút của tuyến này được đo nối với các điểm trắc địa trên các bờ sông.
Công tác đo sâu được thực hiện bằng thuyền. Trong mỗi đường đo sâu, người ta xác định: độ sâu lịng sơng, vị trí mặt bằng của điểm đo sâu và độ cao mặt nước tại thời điểm đo sâu. Độ sâu lịng sơng được đo bằng sào đo sâu hoặc máy đo sâu hồi âm. Vị trí mặt bằng các điểm đo sâu (các đường dọi) được xác định bằng giao hội từ các cạnh đáy ở trên bờ mà các đầu cạnh đáy này đã được đo nối với các
tuyến thuỷ chuẩn- kinh vĩ. Trên các sơng lớn vị trí mặt bằng các điểm đo sâu được xác định nhờ hệ thống radio- trắc địa chính xác. Hệ thống này gồm có các trạm phát đặt tại các điểm khống chế trên bờ và các trạm phản xạ đặt trên các con thuyền đo sâu.
Trong quá trình đo sâu cần tiến hành quan sát sự dao động của mực nước tại các trạm đo nước tạm thời. Căn cứ vào kết quả đo sâu và đo độ cao mặt nước, người ta xác định được độ cao các điểm đáy sông và chuyển chúng lên bản đồ.
Phương pháp đo vẽ mặt cắt ngang
Phương pháp đo vẽ mặt cắt ngang sông được tiến hành như sau:
- Đánh dấu vị trí các mặt cắt ngang: bằng các hàng dọc song song với nhau và song song với trục cầu, khoảng cách giữa các hàng khoảng 50m
- Các mốc bê tông được đo nối toạ độ và độ cao của khu vực sau đó tiến hành đo vẽ tách biệt phần trên cạn và dưới nước theo từng mặt cắt ngang, sau đó tổng hợp lại.
- Đo đạc dưới lịng sơng bao gồm:
+ Đo sâu tại các điểm cọc (bằng máy đo sâu hoặc tạ sắt) + Toạ độ các cọc đo bằng phương pháp giao hội từ trên bờ + Đo độ cao mặt nước tại thời điểm đo.
Kết hợp 3 số liệu trên thì ta sẽ tính được độ cao của đáy sơng tại thời điểm đo theo công thức: Hđáy= Hmặt nước - hsâu, kết hợp với toạ độ và độ cao, đưa lên bản đồ để vẽ mặt cắt ngang.