Móng trụ cầu và phương pháp thi công

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa công trình giao thông - thủy lợi - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 56 - 58)

1. Với địa hình bằng phẳng a tính yếu tố bố trí

2.8.1 Móng trụ cầu và phương pháp thi công

1. Khái niệm về móng trụ cầu

Trên các sơng sâu, trụ cầu được xây dựng trên các móng cọc, các giếng chìm hoặc là các giếng chìm khí nén.

Cọc ống là những ống bê tông cốt sắt dài 4- 6m được đóng sâu vào đất bằng các thiết bị rung động. Trong q trình đóng các cọc xuống thì người ta sẽ hàn hoặc bắt vít các đoạn ống, lấy đất trong ống ra và đổ bê tơng vào đó (đơi khi là bê tơng cốt sắt). Khi các cọc đã đạt tới độ sâu thiết kế, ở trên bề mặt các cọc quá trình xây dựng thân trụ bắt đầu. Vì chiều sâu đóng cọc tương đối lớn (20- 30m và có thể hơn nữa) nên ở mỗi vị trí đóng cọc có thể có nhiều đoạn ống được nối lại với nhau. Tuỳ theo kích thước thiết kế của mặt móng mà trong phạm vi của móng có thể có nhiều vị trí đóng cọc.

Giếng chìm khí nén là một buồng kim loại kín ở phía trên và hở ở dưới, phần hở được thả xuống đáy sông. Nước trong buồng giếng được đẩy ra bằng cách ép khơng khí theo những đường ống. Cơng nhân xuống đào đất đá trong diện tích của giếng qua các ống đặc biệt thơng vào giếng. Khi đưa đất ra ngồi thì do tác động trọng lượng của bản thân, giếng sẽ hạ xuống dần trong khi đó ở phía trên giếng người ta sẽ xây dựng phần thân trụ. Phần xây trên được tính tốn sao cho cao hơn mặt nước một số mét. Khi chân giếng đạt được độ cao thiết kế, thì móng dưới nó sẽ được đổ bê tơng và sau đó tồn bộ buồng giếng sẽ được chất đầy khối xây. Giếng chìm khí nén có thể hạ sâu đến độ sâu 35m kể từ mặt nước.

Các giếng thả chìm thì hở cả trên cả dưới. Đất dưới thành giếng và bên trong nó được bốc ra bằng cầu ngoạm. Khi giếng càng hạ xuống thì các thành của nó dần dần phát triển lên trên mặt nước. Sau khi hạ xuống độ cao thiết kế người ta tiến hành đổ bê tơng móng và phần dưới nước và sau đó là tồn bộ giếng. Độ sâu hạ giếng có thể tới 50m hoặc lớn hơn.

2. Bố trí trụ cầu trên cạn và trên đảo

Việc bố trí chi tiết trụ cầu được tiến hành từ tâm trụ đã được đánh dấu trước đây trên thực địa. Khi thi công trụ cầu trên cạn, đầu tiên người ta xây dựng một khung định vị nằm ngang và từ tâm trụ cầu, dùng máy kinh vĩ để chuyển các trục

Hình 2.11. Bố trí các móng trụ cầu trên bè

dọc và ngang của trụ lên khung định vị. Các dấu trục này là cơ sở để hướng dẫn thi công và cập nhật theo dõi độ xê dịch ngang của móng trong q trình hạ. Các cọc ống được bố trí từ các trục của mỗi trụ cầu theo phương pháp toạ độ vng góc. Cịn để đặt giếng chìm hoặc giếng chìm nén, người ta san bằng bãi xây dựng để cho nó có cùng một độ cao, chân giếng được đưa về vị trí nằm ngang bằng máy thuỷ chuẩn.

3. Bố trí các móng trụ cầu trên bè

Để bố trí các cọc ống trên bè, người ta xây dựng một khung giá, trong đó tương ứng với thiết kế móng người ta làm các lỗ với các đường sinh để đặt cọc thẳng đứng. Đường kính của các lỗ lớn hơn kích thước của cọc là 2cm. Ở giữa khung giá ta đánh dấu điểm O (tâm trụ) và các điểm A’, B’ để định hướng dọc theo trục cầu (hình 4.11).

Người ta lắp khung giá cạnh bờ trên các cầu phao và dùng xà lan để chở chúng gần với vị trí thiết kế của trụ cầu. Việc đặt khung giá vào gần vị trí thiết kế cũng giống như khi đưa vào vị trí nhờ các máy kinh vĩ đặt tại các điểm I và II; trục A’B’ được đưa vào hướng trục cầu nhờ máy kinh vĩ đặt tại A hoặc B.

Mức độ khơng thẳng đứng của các ống trong q trình hạ xuống cho phép không vượt quá 1/100 độ sâu đóng cọc. Xê dịch mặt bằng của cọc so với tâm khung giá không được vượt quá 5cm

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa công trình giao thông - thủy lợi - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)