Bố trí chi tiết các cơng trình đầu mố

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa công trình giao thông - thủy lợi - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 77 - 80)

1. Với địa hình bằng phẳng a tính yếu tố bố trí

7.3.2 Bố trí chi tiết các cơng trình đầu mố

1. Bố trị trục đập bằng đất

Xét về hình dạng và số lượng các trục thì đập bằng đất được xem là cơng trình đơn giản nhất khi tiến hành các cơng tác bố trí. Yêu cầu về độ chính xác của cơng tác bố trí trục các đập loại này không cao lắm: các đoạn trục của đập được chuyển ra thực địa với độ chính xác khoảng 1:2000, các góc chuyển hướng trên trục được bố trí với sai số ±1.0. Bởi vậy các công tác trắc địa trong trường hợp này tương đối đơn giản và có thể được minh họa trong ví dụ sau:

Hình 4.1

Giả sử trên hình (4.1), ABCD là trục của một đập đất, được thiết kế trên bình đồ tỷ lệ 1:2000; I,II,III là các điểm của lưới bố trí. Chiều dài của các đoạn đập AB, BC, CD và BE đã biết, đồng thời theo thiết kế thì trục BE phải vng góc với trục đập AC. Trước hết, chúng ta cần phải chuẩn bị bản thiết kế các cơng tác bố trí bằng phương pháp đồ giải-giải tích. Muốn thế, cần xác định tọa độ tất cả các điểm trên trục đập bằng đồ giải. Căn cứ vào tọa độ các điểm mút A và C, ta tính phương vị

AC rồi từ đó, căn cứ vào các khoảng cách thiết kế AB và AC đã biết, từ điểm A

tính ra tọa độ của các điểm B, C và lấy đó làm tọa độ cuối cùng. Tọa độ của điểm E được tính từ điểm B với khoảng cách thiết kế BE và phương vị AC +900. Tương tự, ta tính tọa độ cho điểm D.

Việc bố trí các điểm trục đập được tiến hành theo một trong các phương pháp đã biết, ví dụ trên hình vẽ, điểm A được bố trí từ điểm I theo phương pháp tọa độ cực.

Theo các điểm A, B, C, D và E đã được đánh dấu ngoài thực địa, người ta đặt cá đường chuyền kinh vĩ và tính tọa độ cho chúng. Nếu tọa độ tính được khác với tọa độ thiết kế trong giới hạn độ chính xác đồ giải của tỷ lệ bản đồ thì chúng

400 600 600 800 1000 0 1200 0 200 400 à 600 800 1000 0 1200 0 A B C D III 1 II E I SI-A

Nếu có sẵn các máy tồn đạc điện tử thi sau khi tính được tọa độ giải tích của các điểm trục đập, có thể xác định vị trí của chúng ngồi thực địa bằng phương pháp gần đúng dần.

2. Bố trí các đập bê tơng dạng thẳng

Việc tính tốn và chuyển ra thực địa bản thiết kế các đập bằng bê tông sẽ phức tạp hơn và địi hỏi độ chính xác cao hơn. Các trục chính, trục phụ và đường biên giới hạn các đoạn xây thân đập tạo thành một hệ thống phức tạp, trong đó các yếu tố của chúng cần được xác định với độ chính xác ± 1-2cm cả về mặt bằng và độ cao. Sau đây, chúng ta xem xét trình tự cơng tác bố trí một trục đập bê tơng dạng thẳng. Trên hình (4.2) biểu diễn một phần các trục chính, trục phụ đường giới hạn các đoạn của một đập bê tông và một số điểm của lưới cơ sở bố trí I, II, III.

Hình 4.2

- Từ điểm A (trên trục chính), theo các góc định hướng của đường giới hạn thân đập và các khoảng cách thiết kế a1, a2,...,a8, ta tính tọa độ các điểm 2, 6, 8, 10 và 14.

- Dựa vào tọa độ các điểm A, I, II và III để tính các góc định hướng I-A, II- A, III-A sau đó tính các góc bố trí 1, 2, 3 và 4. Tương tự như các góc để bố trí các điểm 2, 6, 8, 10 và 14.

- Dùng máy kinh vĩ có độ chính xác cao bố trí các điểm nói trên bằng phương pháp giao hội thuận theo các giá trị góc tính tốn.

1 2 3 4 5 6 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A I II III x 1 2 3 4 a1 a2 a3 a4 a5 a6 a7 a8

- Dùng thước thép có vạch khắc mm để xác định các điểm trung gian 3, 4, 5,...15 quanh đường giới hạn thân đập theo các khoảng cách thiết kế ai.

- Đặt đường chuyền đa giác đi qua các điểm này để xác định tọa độ thực tế cho các điểm từ 1-15. Nếu hiệu số giữa tọa độ thực tế và tọa độ thiết kế của chúng vượt quá giới hạn cho phép (1-2cm) thì cần phải hồn ngun chúng về vị trí thiết kế.

3. Bố trí trục đập bê tơng dạng vịm

Khi thiết kế các đập bê tơng dạng vịm, người ta thường cho trước bán kính cong R của trục đập, chiều dài S, khoảng cách k trên trục đập giữa các khối xây thân đập kề nhau, tọa độ điểm khởi đầu A và tọa độ thiết kế tâm O của đập.

Hình 4.3

- Căn cứ vào các giá trị thiết kế k và R để tính ra các góc .

- Tính giá trị góc kẹp  từ tọa độ của các điểm I, O và điểm đầu A.

- Từ các góc định hướng O-1, O-2... cùng với bán kính thiết kế R, xác định tọa độ thiết kế của các điểm chi tiết 1, 2, 3... trên trục đập.

- Căn cứ vào tọa độ các điểm trắc địa I, III, IV và tọa độ của các điểm 1, 2, 3... để tính ra các góc bố trí i (nếu bố trí theo phương pháp giao hội).

- Từ các điểm trắc địa I,III,IV cũng có thể bố trí trực tiếp các điểm 1, 2, 3... bằng các máy toàn đạc điện tử theo phương pháp gần đúng dần.

0.000 I I III IV V D O A 1 2 3 4 1 2 3 3 2 1 2 1 4 3   x

Cơng việc bố trí trục đập thực sự kết thúc sau khi chúng ta hoàn thành các phép đo kiểm tra góc cạnh để khẳng định sự trùng hợp giữa vị trí thực tế và vị trí thiết kế của các trục chính và các bộ phận khác của cơng trình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa công trình giao thông - thủy lợi - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 77 - 80)