Cơng tác trắc địa địa hình khu vực hồ chứa nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa công trình giao thông - thủy lợi - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 70 - 71)

1. Với địa hình bằng phẳng a tính yếu tố bố trí

3.3 Cơng tác trắc địa địa hình khu vực hồ chứa nước

Khi xây dựng đập nước trên sơng thì mực nước chảy tự nhiên của sơng sẽ dâng lên đến độ cao của mực nước chuẩn thiết kế, tạo ra ở phía thượng lưu của đập một hồ chứa nước. Chiều dài của hồ chứa kể từ đập nước có thể tính theo cơng thức gần đúng: J H K L= . (3.11) Trong đó:

H-chiều cao cột áp tại chân đập.

J-độ dốc dọc trung bình của dịng chảy tự nhiên.

K-hệ số bất kỳ. Đối với những đập có cửa thốt, hệ số này lấy bằng 1,5 ÷2,2.

Diện tích hồ chứa trong phạm vi ngập lụt được xác định trên bản đồ địa hình bằng máy đo diện tích. Độ chính xác xác định diện tích trung bình phải đạt khoảng mp/p = 1:100.

Trong thời kỳ khảo sát để lập bản vẽ thi công, cần phải chuyển và đánh dấu ngoài thực địa biên giới vùng ngập của hồ chứa tương lai. Nó là cơ sở để làm luận chứng tổn thất ngập lụt, xác định các vùng ngập cần di chuyển, lập kế hoạch di chuyển, cũng như xác định vị trí cần xây dựng cơng trình phịng vệ...

Thực chất của việc chuyển ra thực địa biên giới của hồ chứa tương lai tức là tìm ở ngồi thực địa một loạt các điểm độ cao đã biết và bằng độ cao thiết kế mực nước hồ. Trên những hồ chứa lớn, biên giới ngập tương lai của hồ đánh dấu ngoài thực địa căn cứ vào độ cao của mực nước dâng, nghĩa là theo một tuyến có độ cao thiết kế khơng như nhau. Khi đó, trên từng đoạn của biên giới ngập, người ta xem mực nước là nằm ngang hay có cùng độ cao (ví dụ 100,00 – 100,50m; 100,50- 101,00m...). Độ cao của từng đoạn này cũng được đánh dấu ngoài thực địa nhờ thủy chuẩn kỹ thuật.

Giả sử từ một điểm A nào đó của lưới độ cao có độ cao là HA, cần tìm một điểm B nào đó có độ cao bằng độ cao của mực nước thiết kế của hồ (hình 3.3):

a b

A

B

Hình 3.3

Đặt máy thủy chuẩn cách A một khoảng nào đó, lấy số đọc trên mia A là a. Sau đó di chuyển mia B trên bề mặt địa hình sao cho đến khi có thể đọc được số đọc trên mia B là b. Số đọc b được tính trước như sau:

b = (HA + a) - Htk (3.12)

Tiếp tục di chuyển mia trên mặt đất để tìm được một loạt điểm có số đọc trên mia là b. Khoảng cách giữa các điểm này trong phạm vi 30-50 tùy thuộc vào mức độ phức tạp của địa hình và ý nghĩa kinh tế của đất đai trong khu vực. Các điểm này được đánh dấu bằng các cọc gỗ. Đồng thời tại trạm này, người ta thủy chuẩn để xác định độ cao các điểm trung gian, có độ cao xấp xỉ độ cao mực nước thiết kế. Chuyển máy sang trạm thứ hai và tiến hành tương tự. Qua 3-5km chiều dài đường chuyền độ cao xác định biên giới ngập, cần phải nối tuyến với mốc độ cao cơ sở.

Sau khi đánh dấu xong các điểm, người ta đặt một đường chuyền toàn đạc hoặc bàn đạc để xác định tọa độ giải tích các điểm cơ bản của đường biên hồ chứa.

Trên những khu vực có các điểm dân cư và các xí nghiệp cơng nghiệp, biên giới ngập nước được xác định với sai số không lớn hơn 0.10m.

Trong phạm vi hồ chứa, tiến hành đo vẽ tỷ lệ lớn các điểm dân cư và các xí nghiệp công nghiệp để di chuyển chúng; đo vẽ các cơng trình xây dựng để thiết kế các cơng trình phịng vệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa công trình giao thông - thủy lợi - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 70 - 71)