Bình đồ lộ tuyến kênh chính, kênh nhánh

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa công trình giao thông - thủy lợi - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 73)

1. Với địa hình bằng phẳng a tính yếu tố bố trí

3.5.1. Bình đồ lộ tuyến kênh chính, kênh nhánh

1. Kênh đang vận hành

Phạm vi đo: Khi kênh cũ cần tu sửa, nâng cấp thì phạm vi đo tính từ chân kênh trên ruộng ra hai bên 10 ÷ 50m, tùy theo độ phức tạp của địa vật và quy mô sửa chữa, sao cho có thể mở rộng hoặc tu sửa phù hợp. Trường hợp này không phân biệt kênh chính, kênh nhánh.

Tỷ lệ đo bình đồ:

- Khi phạm vi đo có B ≥ 200m, đo bình đồ 1/2000, h = 0,5m - 1,0m. - Khi phạm vi đo 100m ≤ B < 200m, đo bình đồ 1/1000, h = 0,5m - 1,0m. - Khi phạm vi đo B < 100m, đo bình đồ 1/500, h = 0,5m.

2. Kênh mới xây dựng

Đo bình đồ lộ tuyến đối với tất cả các kênh chính với mọi lưu lượng đều phải đo bình đồ băng kênh. Kênh nhánh có lưu lượng Q ≥ 0.5m3/s được phép đo bình đồ băng kênh.

Phạm vi đo: Khi độ dốc ngang của địa hình α ≥ 100, độ rộng kênh thiết kế là b, độ rộng băng bình đồ B ≥ 20b. Khi độ dốc 60 ≤ α < 100, 20b > B ≥ 10b, khi α < 60, độ rộng B < 10b.

Tỷ lệ đo bình đồ

- Độ rộng băng B ≥ 200m, đo bình đồ tỷ lệ 1/2000 với h = 2,0m khi α ≥ 100, h = 1,0m khi 60 ≥ α < 100, h = 0,5m khi α < 60.

- Độ rộng băng 100m ≤ B < 200m, đo bình đồ tỷ lệ 1/1000 với h = 2,0m khi α ≥ 100, h = 1,0m khi 60 ≤ α < 100, h = 0,5m khi α < 60.

- Độ rộng băng B < 100m, đo bình đồ tỷ lệ 1/500 với h = 1,0m khi 60 < α ≤ 100, h = 0,5m khi α ≤ 60.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa công trình giao thông - thủy lợi - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 73)