Giải pháp cho khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 67 - 68)

Bảng 2.9 : Mức an toàn của nợ công Việt Nam

3.1 Giải pháp cho khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

Đối với Hy Lạp thì giải pháp tốt nhất là thực hiện giảm chi tiêuở khu vực công và tư nhân, tăng thuế đồng thời áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế về tham nhũng và nạn trốn thuế để giảm thâm hụt ngân sách. Đi kèm với nó là tình trạng thất nghiệp tăng cao và thu nhập người dân bị sụt giảm cao hơn so với những dự báo trước đó mả chínhphủ buộcphải chấp nhận.

Chính phủ cũng phải nghiêm túc xem xét lại cơ cấu các khoản nợ và thương thuyết với các chủ nợ việc gia hạn nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đi đến một giải pháp tối ưu.

Cải thiện cán cân thương mại bằng cách thúc đẩy xuất khẩu đặc biệt là những ngành có lợi thế như dệt may, hóa chất, xi măng, kính...và giảm nhập khẩu. Khả năng cạnh tranh kinh tế so với các nước khác muốn thay đổi tích cực thì cần giảm lương nhân viên.

Trong trường hợp việc cải thiện khả năng cạnh tranh không đạt kết quả tốt dù đã thực hiện nhiều cố gắng thì việc rút khỏi khu vực Euro là điều cần làm, đi kèm là tái cấu trúc lại các khoản nợ vay.

● Đối với Ireland cũng tiếp tục chính sách giảm thâm hụt ngân sách bao gồm việc

tăng thuế, giảm độ tuổi về hưu, cắt giảm trợ cấp an sinh xã hội, lương khu vực công. Tái cân bằng nền kinh tế từ việc phát triển thị trường tài chính và dịch vụ sang thúc đẩy xuất khẩu.

Khuyến khích triển khai chương trình quản lý tài chính linh hoạt để các ban ngành chức năng kịp thời có giải pháp khi có sự cố.

● Đối với Ý thì cần phải đặt chỉ tiêu, lập kế hoạch để giảm thâm hụt ngân sách dưới

4% trong vòng 3 năm. Nâng cao hiệuquả phát triển lĩnh vực dịch vụ. Đề ra các chính sách mạnh tay đối với tham nhũng bao gồm chế tài và hình thức phạt tù hoặc tử hình.

● Đối với Bồ Đào Nha thì cần tăng khả năng linh hoạt trong thị trường lao động như

việc giảm lương. Cải thiện cơ sở vật chất và trìnhđộ lao động nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và tăng năng suất lao động. Đề ra những chính

sách để sửa chữa khuyết điểm của môi trường kinh doanh như việc đăng ký thành lập công ty, nộp thuế, cho vay.

● Đối với Tây Ban Nhathì cần phải giảm mức thâm hụt dưới 8% trong 3 năm. Tăng khả năng cạnh tranh và giảm các hàng rào nhập khẩu để giảm giá cả trong nước. Giảm chi phí trợ cấp thất nghiệp và tiền thất nghiệp mà người làm công được hưởng nhằm hạn chế việc thiếu lao động của nước này.

● Đối với các nước Đức và các quốc gia giàu có khác của EU nên mở rộng nhu cầu nội địa trong nước 1% trong ba năm nhằm bù đắp cho các tác động của giảm phát khi thực hiện điều chỉnh tài chính của các nước GIIPS, chung tay giúp đỡ nhóm nước này cải thiện cán cân thương mại. Chấp nhận lạm phát cao để tỷ lệ này tính trên cả EU khơng dao động lớn so với năm trước.

● Đối với các nước thuộc khu vực Euro

- Duy trì một chính sách tiền tệ mở rộng để tăng trưởng cao trong thời gian dài. - Yêu cầu các nước sẽ nhượng một số quyền tự chủ tài chính như cung cấp các

thơng tin bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, năng suất lao động, cán cân thanh toán cho các nước thành viên còn lại.

- Cho phép các nước khác thuộc thành viên EU bên cạnh ủy ban Châu Âu và IMF quyền thảo luận, đề xuất, giám sát hoạt động của nhóm nước GIIPS cũng như đưa ra các hình thức xử phạt phù hợp.

- Thắt chặt các chỉ tiêu khi gia nhập khu vực Eurozone, ngồi những chỉ tiêu đã đề chung thì các nước mới khi gia nhập phải đảm bảo tình hình tài chính ổn định cho dù xảy ra các biến cố lớn. Mặc dù không đưa ra quy định chung về mức tài chính quốc gia cụ thể mà tùy theo tình hình kinh tế của từng nước nhưng vẫn phải xem xét cấu trúc nợ và các chỉ số khác có đủ an tồn theo tiêu chuẩn quốc tế không.

- Thực hiện việc công bố thơng tin tài chính minh bạch và rõ ràng, áp dụng hình thức xử phạt nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 67 - 68)