4.1. PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA MÁNG CÀO
Máng cào là một loại thiết bị vận tải liên tục được dùng chủ yếu để chở than, quặng trong các mỏ khai thác hầm lị. Nó thường được đặt ở các lị chợ, lị song song, có thể làm việc độc lập hoặc kết hợp với máy liên hợp khai thác. Khi thả vật liệu xuống ốc với độ dốc lớn, có thể dùng máng cào hãm để hạn chế tốc độ trượt của vật liệu. Ngồi ra máng cào cịn được sử dụng trên mặt mỏ, trong các phân xưởng tuyển khống, trên các cơng trờng khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi và các vật liệu có độ dính bết cao.
Năng suất của máng cào có thể đạt tới 500 T/h, chiều dài vận chuyển L=300-500 m, cng suất động cơ dẫn ộng 150 – 300 kW.
Ưu điểm của máng cào có năng suất ổn định, ít bị phụ thuộc vào độ ẩm và kích thước của cục vật liệu, có thể đặt ở lị bằng hoặc nghiêng với góc nghiêng khơng q 300, hoặc có thể đặt trên nền mấp mơ lượn sóng. Kết cấu đơn giản, dễ dàng thay thế các chi tiết khi cần sửa chữa và thay đổi chiều dài làm việc. Dễ chất tải vì máng thấp, có thể làm giá đỡ cho máy khấu than (đối với loại máng chuyên dùng), dễ dàng di chuyển vị trí làm việc (có thể tháo rời từng đoạn máng hoặc không cần tháo rời), khả năng quá tải lớn nên có thể chất tải bằng khoan noor mìn hoặc bằng máy gạt.
Tuy nhiên máng cào có một số đặc điểm sau: Nguyên lý làm việc chưa hồn chỉnh vì thanh gạt có lúc cịn trượt trên vật liệu vận chuyển, làm vỡ vật liệu vận chuyển, máng và xích chóng mịn, trọng lượng kim loại trên một đơn vị chiều dài lớn, sức cản chuyển động lớn nên chí phí năng lượng tương đối cao, tải trọng động lớn.
Máng cào được phân loại theo các đặc trưng sau:
Theo lĩnh vực sử dụng chia ra máng cào làm việc ở lò chợ, máng cào làm vệc trong tổ hợp máy khấu than, máng cào hãm, máng cào làm việc trên mặt mỏ, máng cào để cấp liệu.
Theo hình dáng tiết diện ngang của máng. Có máng hình chữ nhật, hình vng, hình thang, trịn, nữa trịn.
Theo số lượng trạm dẫn động có: máng cào một trậm dẫn động, nhiều trạm dẫn động.
Theo kết cấu của xích: có loại xích bản và xích vịng.
Theo kết cấu của khớp nối giữa hộp giảm tốc và trục động cơ: khớp nối chốt, khớp nối ma sát, khớp nối thủy lực.
Theo kết cấu của bộ phận kéo căng: kéo căng bằng trục vít, bằng đối trọng, bằng tời.
Theo vị trí tương đối giữa nhánh có tải và nhánh khơng tải: nhánh có tải và không tải nằm chồng lên nhau, hai nhánh cùng nằm trong hai mặt phẳng nằm ngang hoặc trong hai mặt phẳng nghiêng so với nhau một góc nào đó ( thường là 450).