Kỹ năng là dạng năng lực thực hiện. Kỹ năng có bản chất tâm lí, nhưng có hình thức vật chất là hành vi hoặc hành động. Kỹ năng chính là biểu hiện của năng lực. Nhờ vào kĩ năng, mới có thể biết được năng lực một cách cụ thể. Có thể thấy, bồi dưỡng cho sinh viên năng lực tự học, tự nghiên cứu, chính là việc bồi dưỡng kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Trong nhiều năm qua, khái niệm kỹ năng được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và mang một ý nghĩa nhất định, nhưng tựu chung ta thấy có hai quan niệm phổ biến nhất:
1. Kỹ năng là kỹ thuật hành động
2. Kỹ năng là một biểu hiện của năng lực
Nguyễn Hữu Nghĩa[11] và cộng sự đã nêu quan điểm như sau: Kỹ năng là những hành động được hình thành do sự bắt chước trên cơ sở của tri thức mà có, chúng đòi hỏi sự tham gia thường xuyên của ý thức, sự tập trung chú ý, cần tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể. Trước đó, Trần Trọng Thúy “Tâm lý học lao
động” [15]đã viết: Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nằm trong các hành động tức là có kỹ thuật của hành động, có kỹ năng. Trong từ điển Tiếng Việt cũng định nghĩa kỹ năng là thói quen áp dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập.
J.P.Chaplin (1968) “Từ điển tâm lý học Hoa Kỳ”[6] đã định nghĩa kỹ năng là thực hiện một trật tự cao cho phép chủ thể tiến hành hành dộng một cách trôi chảy và đúng đắn.
N.D.Levitov phân tích sâu hơn khi xem xét kỹ năng gắn liền với kết quả của hành động. Theo nghiên cứu của Levitov, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động, nhằm thực hiện hành động có kết quả. Nhằm hình thành kỹ năng con người vừa phải nắm vững lý thuyết về hành động, vừa phải biết vận dụng ý thuyết đó vào thực tế.
Theo quan niệm coi kỹ năng là biểu hiện của năng lực, Huỳnh Văn Sơn[5] đã đề cập: “Xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người để thực hiện các cơng việc có kết quả đã bao hàm cả quan niệm kỹ năng là kỹ thuật hành động trong đó, bởi chỉ khi sự vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách thuần thục thì mới có được kết quả cơng việc có chất lượng”, trên cơ sở đó có thể nhận định: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”
Năng lực là sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với một tình huống nào đó – định nghĩa của Ủy ban Châu Âu (2005). Năng lực luôn được xem xét trong mối quan hệ với hoạt động hoặc quan hệ nhất định nào đó. Cấu trúc của năng lực gồm ba bộ phận cơ bản:
+ Tri thức về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ đó;
+ Những điều kiện tâm lí để tổ chức và vận dụng tri thức, kỹ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng.
Nếu tách riêng từng bộ phận, mỗi bộ phận là dạng chuyên biệt của năng lực: năng lực biết (năng lực ở dạng tri thức), năng lực làm (năng lực ở dạng kỹ năng), năng lực biểu cảm (năng lực ở dạng xúc cảm, biểu cảm). Khi kết hợp cả ba bộ phận lại, vẫn là năng lực, nhưng có tính hồn thiện và khái qt hơn.
Năng lực có thể được hiểu theo nghĩa tâm lí học, tức là chức năng tâm lí, có thể cho phép cá nhân thực hiện hoạt động. Năng lực cịn được hiểu theo nghĩa thực hiện được cơng việc thực sự. Đối với sinh viên khối ngành kỹ thuật của trường Đại học Thủy lợi, do đặc điểm nghề nghiệp, năng lực thực hiện và quản lý công việc cần được ưu tiên phát triển trong quá trình đào tạo.
Xác định năng lực của sinh viên: Năng lực sinh viên là thông số đặc trưng của chất lượng giáo dục đại học. Không thể đánh giá chất lượng giáo dục chỉ qua những chỉ báo số lượng như số lượng sinh viên đã được đào tạo, chỉ tiêu tốt nghiệp; số sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi, hoặc vào số sinh viên đoạt các giải trong các kỳ thi...
Những chỉ báo về số lượng chỉ có thể tham khảo nhất thời tại thời điểm nghiên cứu. Trong khi đó, chỉ báo chất lượng phải là những chỉ báo quá trình. Chúng cho phép nhà giáo dục có thể đánh giá năng lực của người học, người dạy và người quản lý cũng như kiểm sốt được q trình đào tạo. Việc xác định sinh viên có năng lực hay không và đến mức nào được thực hiện trên bốn phương diện cơ bản:
+ Những chỉ báo về trí tuệ (khả năng học tập/làm việc trí óc và cách sử dụng thời gian);
+ Những chỉ báo về động cơ học tập; + Những chỉ báo về phẩm chất xã hội;