Kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường đại học thủy lợi (Trang 34 - 36)

Kỹ năng quản lý thời gian học tập được thể hiện qua việc sinh viên tự xác định đúng động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý thời gian dành cho việc học và sinh hoạt của mình, có thái độ tích cực trong thời gian học tập để đạt hiệu quả cao, điều chỉnh hoạt động học tập trong thời gian học và đánh giá kết quả học tập của chính mình sau khi thời gian học tập kết thúc để điều chỉnh và thay đổi cho các lần học sau.

Xây dựng kế hoạch học tập: Bao gồm việc lên danh mục các nội dung cần tự học, khối lượng và yêu cầu cần đạt được, các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm cụ thể cần phải được tạo ra, thời gian dành cho mỗi nội dung và hoạt động. Kế hoạch tự học phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và tính khả thi. Xây dựng được bản kế hoạch tự học hợp lý là kĩ năng quan trọng đầu tiên đối với mỗi sinh viên. Trong bản kế hoạch này cũng cần phải dự trù các phương án phụ, dự kiến khắc phục các trở ngại đột xuất về thời gian, yêu cầu chung.

Lập kế hoạch học tập: Là một việc làm quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng học tập. Việc lập kế hoạch học tập bao gồm việc tìm hiểu

mục tiêu của mơn học trước khi môn học bắt đầu; chọn phương pháp học phù hợp với từng môn học; chuẩn bị bài trước khi đến lớp; sưu tầm sách và các tài liệu cần thiết.

Lập thời gian biểu cho việc học tập: Học ở đại học khác với cách học ở phổ thông, SV phải tự đặt kế hoạch học tập cho chính bản thân mình và tự giác thực hiện nghiêm túc kế hoạch đó. Nếu SV thường xuyên lập thời gian biểu cho việc học tập một cách khoa học thì hoạt động học sẽ đạt hiệu suất cao và đem lại sự thỏa mãn về tinh thần. Rất nhiều SV khi bước chân vào trường đại học có tư tưởng "xả hơi" và cho rằng mình cịn nhiều thời gian để học. Họ có quan điểm "khơng học lúc này sẽ học lúc khác, đến kỳ thi học cũng không muộn". Trước khi thi, mới bắt đầu học vội vàng, gấp rút sẽ khiến cho người học cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Với cách học như vậy sẽ không đủ thời gian và dẫn đến hậu quả "hiểu không sâu, nhớ không kỹ", "học trước quên sau". Kiểu học nhồi nhét đó cịn gây ra tình trạng "ức chế tự vệ" làm nảy sinh chán ghét học tập.

Tìm hiểu về mục tiêu mơn học trước khi mơn học bắt đầu: Việc tìm hiểu về mục tiêu mơn học trước khi mơn học bắt đầu có nghĩa là SV xem xét kết quả mà mơn học có thể mang lại, giúp SV chủ động hơn trong việc học như chuẩn bị tài liệu,.. để giúp họ sẵn sàng tâm thế về lĩnh vực cần học. Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng mơn học Hành vi "Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học" thể hiện việc SV linh hoạt trong việc học tập từng môn học cụ thể. Mỗi mơn học có những u cầu và mục tiêu khác nhau. Sẽ là thiếu khoa học và không hiệu quả nếu SV chỉ biết sử dụng một phương pháp duy nhất áp dụng cho tất cả các môn học. Phương pháp học tập không phù hợp sẽ làm cho SV khó lĩnh hội được nội dung và mục tiêu của mơn học.

Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng dẫn: Nhằm giúp SV nắm vững nội dung môn học. Sách mà giáo viên yêu cầu đọc được coi như điều kiện bắt buộc để đảm bảo tính hệ thống và sâu sắc của mơn học.

Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo: SV không thể lĩnh hội tri thức một cách khoa học, hệ thống, sâu sắc và vững chắc bằng một biện pháp nào khác ngoài việc nghiên cứu sách. Việc tìm đọc thêm tài liệu tham khảo giúp chúng ta bổ sung thêm luận cứ, thí dụ minh họa cho luận điểm mà ta đã biết đồng thời phát hiện những quan điểm mới đối với vấn đề đang nghiên cứu.

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Bao gồm việc ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới. SV chuẩn bị bài mới bằng tài liệu tham khảo và chủ động tự đặt trước các câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được học trên lớp sẽ giúp cho SV dễ dàng nắm bắt trọng tâm và nhanh chóng đi sâu vào nội dung bài giảng mới đồng thời giúp SV sắp xếp lại nội dung bài giảng một cách hệ thống. Nếu SV tích cực chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì họ cũng sẽ tích cực ghi chép bài theo cách hiểu của mình và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học.

Tiêu chí, chỉ báo, cơng cụ đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường đại học thủy lợi (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)