Nhằm đánh giá các kỹ năng và năng lực, trong quá trình nghiên cứu giáo dục các nhà nghiên cứu đã xây dựng bộ công cụ đánh giá, thực chất là bộ câu hỏi để khảo sát trực tiếp chủ thể là người được đào tạo (sinh viên, học sinh). Sau đó phân tích kết quả và đối chiếu với các tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá người được đào tạo. Khi xây dựng bộ câu hỏi, các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào các lý thuyết về kỹ năng hay năng lực cần đánh giá và căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể. Hiện nay, công cụ đánh giá kỹ năng bằng bảng hỏi được sử dụng rộng rãi và đóng góp nhiều cho lĩnh vực đo lường trong giáo dục.
Trong khuôn khổ luận văn, học viên sử dụng bộ công cụ đánh giá là bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở các lý thuyết về quản lý thời gian nói chung và quản lý thời gian học tập nói riêng. Nội dung của lý thuyết quản lý thời gian được học viên khảo cứu từ các nghiên cứu của các học giả trên thế giới và ở
trong nước. Sau đó học viên căn cứ vào thực tế đào tạo và thực trạng sinh viên của trường Đại học Thủy lợi để hồn thiện các câu hỏi trong cơng cụ đánh giá.
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc đề xuất các tiêu chí xây dựng bộ cơng cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên
Các quan điểm về bộ tiêu chí quản lý thời gian của cá nhân
1.3.1.1 Các quan điểm về bộ tiêu chí quản lý thời gian của cá nhân trên thế giới
Quan điểm về quản lý thời gian cá nhân thuộc một phạm trù rất rộng và nhiều khía cạnh, đối với mỗi khu vực địa lý khác nhau, hoàn cảnh xã hội… khác nhau, sẽ dẫn đến những tiêu chí khác nhau về quản lý thời gian cá nhân. Ngay cả khi xét trong cùng khu vực, hoàn cảnh xã hội… mỗi cá thể khác nhau sẽ dẫn đến suy nghĩ, quan điểm về sử dụng và quản lý thời gian cá nhân khác nhau. Sau khi khảo cứu các nghiên cứu về “Quản lý thời gian” trên thế giới, học viên nhận thấy các quan điểm về bộ tiêu chí quản lý thời gian cá nhân đều có cơ sở hướng tới các mục tiêu mà mỗi cá nhân có thể đạt được khi cá nhân đó có khả năng quản lý tốt thời gian của bản thân. Những mục tiêu đó gồm:
1. Nhận diện các gia tăng hiệu suất, hiệu quả thông qua việc quản lý thời gian tốt hơn.
2. Phân biệt được sự khác nhau giữa các đòi hỏi đối với quỹ thời gian của bạn và xác định ưu tiên của chính bạn.
3. Biến nhiều mục tiêu của bản thân thành hiện thực hơn bằng cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn.
4. Phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lý thời gian và đưa ra các giải quyết chúng.
Trên cơ sở những mục tiêu trên, từ năm 1986, Joe Johnson đã đề xuất ra những tiêu chí về quản lý thời gian cá nhân cho các đối tượng như chủ doanh nghiệp hay các nhà quản lý trong doanh nghiệp – đây vốn là đối tượng chịu nhiều sức ép về thời gian do khối lượng công việc khổng lồ mang lại. Những
tiêu chí được đề ra từ quan điểm về quản lý thời gian cá nhân của Joe Johnson được xem như tiền đề và đã có rất nhiều các học giả phân tích, vận dụng trong các nghiên cứu của họ về sau. Những tiêu chí về kỹ năng quản lý thời gian mà Joe Johnson (1986) đưa ra như sau:
- Xác định mục tiêu của bản thân trong học tập và cuộc sống. - Chọn ra các ưu tiên và lên lịch cho lựa chọn đó.
- Phân loại cơng việc quan trọng và khơng quan trọng. - Lập kế hoạch theo trình tự thời gian
- Tính tốn thời gian thích hợp cho từng việc, phân bổ thời gian hợp lý - Có sự chuẩn bị để ứng phó khi gặp phải những điều khơng mong muốn. - Tạo các thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu.
- Sử dụng các công cụ thông minh giúp quản lý thời gian.
Joe Johnson cũng đưa ra các quan điểm khác về nhận thức của mỗi cá nhân về quản lý thời gian khi đặt ra câu hỏi về: khả năng nhận biết những công việc ưu tiên cần tập trung thời gian và nhìn nhận những thứ đang làm lãng phí thời gian của bản thân… để từ đó đưa các tiêu chí như: bản thân nắm được và quyết định sử dụng thời gian cho những công viêc ưu tiên và hạn chế những điều gây lãng phí thời gian.
1.3.1.2 Các quan điểm về bộ tiêu chí quản lý thời gian của cá nhân ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những quan điểm về quản lý thời gian cá nhân trong đề tài của mình:
- Quản lý thời gian là biết hoạch định thời gian của mình đang có cho những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể.
- Quản lí thời gian khơng có nghĩa ln tiết kiệm thời gian mà là biết làm chủ thời gian của mình khi đặt những khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết.
- Quản lí thời gian là quá trình làm chủ, sắp xếp, sử dụng thời gian một cách khoa học và nghệ thuật.
Trên cơ sở các quan điểm về quản lý thời gian, các nhà nghiên cứu đã đề ra những tiêu chí thể hiện của việc sử dụng thời gian một cách khoa học, hợp lý và có thể đem lại hiệu quả cao trong công việc như sau:
1. Ước lượng khoảng thời gian cần sử dụng cho từng công việc 2. Lên kế hoạch công việc ứng với mốc thời gian cụ thể
3. Dành thời gian hàng ngày để xem xét và sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc
4. Xác định thời gian thư giãn hoặc ngơi nghỉ và sử dụng đúng 5. Dành thời gian ưu tiên cho một số công việc
6. Dành một ít thời gian cho việc sắp xếp thời gian, tư duy sáng tạo 7. Xác định khoảng thời gian bị lãng phí
8. Luôn mang theo bảng kế hoạch hoặc những dụng cụ nhắc nhở để quản lí thời gian
9. Chia các cơng việc khó, phức tạp thành những việc nhỏ với khoảng thời gian tương ứng
Trên cơ sở những quan điểm về bộ tiêu chí quản lý thời gian cá nhân của các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, học viên nhận thấy giữa các quan điểm trên có nhiều sự tương đồng, giao thoa về mặt nội dung. Lý giải cho vấn đề này là do các quan điểm đều cùng có mục tiêu mà các học giả đưa ra khí cá nhân có được khả năng quản lý thời gian trong cơng việc và cuộc sống. Chính vì vậy, những nội dung tương đồng đó là cơ sở cho các tiêu chí quản lý thời gian cá nhân nói chung và là cơ sở cho quan điểm về bộ tiêu chí quản lý thời gian học tập cho sinh viên nói riêng.
Một số quan điểm về các tiêu chí quản lý thời gian học tập của sinh viên.
Quản lý thời gian học tập của sinh viên là một khía cạnh rất nhỏ trong Quản lý thời gian nói chung. Tuy nhiên, những tiêu chí về quản lý thời gian học tập của sinh viên lại không kém phần quan trọng bởi đặc điểm của nhân tố mà những tiêu chí này đề cập tới – Sinh Viên. Nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng sinh viên gặp khó khăn trong q trình học tập và xin việc cho thấy, phần lớn các em đều rất thiếu các kỹ năng mềm cần thiết để thích ứng với cơng việc cũng như đạt được những kết quả tốt trong học tập và rèn luyện. Chính vì vậy, những quan điểm về các tiêu chí quản lý thời gian học tập dành cho sinh viên cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể phù hợp với thực tế kỹ năng của các em ở thời điểm đang ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, những quan điểm này cần phải có tính định hướng để nâng cao kỹ năng của các em lên thành năng lực quản lý thời gian nói chung và đủ để đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực.
1.3.2.1 Một số quan điểm về các tiêu chí quản lý thời gian học tập của sinh viên trên thế giới
Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới về quản lý thời gian cho sinh viên, vào năm 2014, Sudhir Panse cũng đưa ra các quan điểm và tiêu chí để giúp sinh viên nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của bản thân như sau:
- Hiểu được giá trị của việc quản lý thời gian, chủ động. Nhìn nhận bản thân mình
- Xác định được mục tiêu theo qui tắc 10% - Lập kế hoạch hàng ngày
- Chia công việc thành từng bước nhỏ bên cạnh bức tranh tổng thể - Rèn luyện phương pháp học, khả năng đọc nhanh và trí nhớ tốt - Quản lý thời gian trong các kỳ thi
Nhiều trường đại học trên thế giới đã có những nghiên cứu nhằm hỗ trợ sinh viên của mình trong việc nâng cao khả năng quản lý thời gian học tập như Đại học Georgia. Trong nghiên cứu của họ đã đưa ra những quan điểm về quản lý thời gian học tập của sinh viên dựa trên cơ sở những mục tiêu mà sinh viên sẽ đạt được nếu các em có khả năng quản lý thời gian học tập:
- Hiệu quả hơn trong học tập và cuộc sống
- Có nhiều năng lượng hơn cho những cơng việc cần hồn thành - Cảm thấy ít căng thẳng hơn
- Có thể làm những điều họ muốn - Hồn thành được nhiều việc hơn
- Tích cực hơn trong các mối quan hệ với người khác - Cảm thấy tốt hơn về bản thân mình
Những tiêu chí về quản lý thời gian học tập mà Đại học Georgia đưa ra cho sinh viên gồm:
1. Hiểu rằng bạn đã sử dụng thời gian như thế nào? 2. Thiết lập các ưu tiên của bản thân
3. Sử dụng công cụ lập kế hoạch
4. Tổ chức một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp 5. Lên kế hoạch thời gian của bạn một cách thích hợp 6. Nhận sự hỗ trợ của người khác
7. Quản lý thời gian bị lãng phí 8. Ngừng sự trì hỗn
9. Giữ một lối sống khỏe mạnh
Qua nghiên cứu các quan điểm của các tác giả ngoài nước về các tiêu chí đánh giá quản lý thời gian của sinh viên có thể rút ra nhận xét sau:
Mặc dù nội hàm các tiêu chí được các học giả đưa ra trong nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự không giống nhau, tuy nghiên ta có thể thấy các học giả đều có chung các tiêu chí về:
- Nhận thức được giá trị của việc quản lý thời gian - Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý thời gian - Xác định sự trì hỗn và thời gian bị lãng phí
- Sử dụng cơng cụ lập kế hoạch quản lý thời gian - Cân bằng giữa học tập và cuộc sống
- Giữ một lối sống khỏe mạnh và tinh thần thoải mái
Ngoài ra, khi học viên tham khảo các nghiên cứu khác đều thấy đây là những tiêu chí cốt lõi mà các học giả trên thế giới đưa ra nhằm giúp sinh viên có thể nâng cao kỹ năng quản lý thời gian học tập của bản thân. Chính vì vậy, các quan điểm trên sẽ được học viên sử dụng để làm cơ sở lý thuyết quan trọng giúp cho việc đề xuất các tiêu chí, hình thành bộ công cụ đánh giá việc quản lý thời gian học tập của sinh viên trong luận văn.
1.3.2.2 Một số quan điểm về các tiêu chí quản lý thời gian học tập của sinh viên ở Việt Nam
Trần Văn Hiếu (2002) trong Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ “Xây dựng và rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học cho sinh viên” đã đưa ra hệ thống các kĩ năng học tập bao gồm ba nhóm kĩ năng là nhóm kĩ năng nhận thức học tập, nhóm kĩ năng giao tiếp và quan hệ học tập và nhóm kỹ năng quản lý học tập. Trong đó, nhóm kỹ năng quản lý học tập gồm có:
a. Kỹ năng tổ chức mơi trường học tập cá nhân:
+ Kỹ năng khởi xướng thành lập nhóm học tập hoặc học kèm cặp lẫn nhau trong nhóm.
+ Kĩ năng chuẩn bị và tổ chức môi trường học dã ngoại. b. Kỹ năng hoạch định quá trình và các hoạt động học tập:
+ Kỹ năng quản lý thời gian và nghỉ ngơi trong học tập. + Kỹ năng lập kế hoạch ôn tập, luyện tập cá nhân.
+ Kỹ năng lập kế hoạch học độc lập (tự học) và nâng cao. + Kỹ năng lập kế hoạch học thi và thực hiện kế hoạch.
+ Kỹ năng xác định các mục tiêu và phương pháp học tập cá nhân phù hợp với những mục tiêu đã định.
+ Kỹ năng lập kế hoạch rèn luyện và phát triển các phong cách học tập thích hợp với nhiệm vụ học tập.
c. Kỹ năng kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập:
+ Kỹ năng đánh giá thường xuyên hành vi học tập cá nhân của mình và của người khác.
+ Kỹ năng kiểm tra thường xuyên sức khoẻ và vệ sinh cá nhân trong học tập và quan hệ học tập.
Trong những kỹ năng được đề cập ở trên, đa phần các kỹ năng đều chứa đựng nội dung liên quan đến khả năng quản lý thời gian học tập của sinh viên nhưng được mơ tả, diễn giải theo nhóm mục tiêu khác nhau. Những tiêu chí về nhận thức giá trị của quản lý thời gian, xác định mục tiêu và lên kế hoạch, rèn luyện thể lực và giữ tinh thần thoải mái, quản lý thời gian trong kỳ thi đều được đề cập đến.
Hoàng Thị Phương Thảo (2014) trong nghiên cứu của mình đã bày tỏ những quan điểm về các tiêu chí nhằm đánh giá kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên như sau:
1. Nhận thức rằng bạn không thể thay đổi khoảng thời gian mình có 2. Tìm ra bạn đang lãng phí thời gian vào việc gì?
3. Đặt mục tiêu quản lý thời gian
4. Thực hiện một kế hoạch quản lý thời gian 5. Sử dụng những công cụ quản lý thời gian
6. Liên tục đặt ưu tiên
7. Học cách phân việc hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ
8. Tạo những thói quen và làm theo chúng càng nhiều càng tốt 9. Đặt giới hạn thời gian cho công việc
10. Trở nên ngăn nắp, trật tự 11. Đừng tốn thời gian chờ đợi
Những tiêu chí mà tác giả đưa ra rất chi tiết, sâu sát với thực tế năng lực của sinh viên hiện nay. Có nhiều tiêu chí khá chi tiết và rõ ràng nhưng tựu chung đều yêu cầu sinh viên phải có sự nhận thức về thời gian, mỗi cá nhân các em cần xác định được mục tiêu của bản thân và lên kế hoạch thực hiện nó. Ngồi việc tận dụng các khoản thời gian nhàn rỗi, các em cần tạo cho mình các thói quen tốt và biết các sử dụng công cụ quản lý thời gian.
Qua nghiên cứu các quan điểm của các tác giả Việt Nam về các tiêu chí đánh giá quản lý thời gian của sinh viên có thể rút ra nhận xét sau:
Mặc dù nội hàm của các học giả được sắp xếp không theo thứ tự như nhau và diễn giải của các nội hàm có phần khác nhau, nhưng tựu chung lại đều có các tiêu chí như sau:
- Nhận thức chủ động về việc sử dụng thời gian - Xác định mục tiêu
- Lên kế hoạch cho công việc
- Xác định khoảng thời gian bị lãng phí - Sử dụng công cụ quản lý thời gian - Lập kế hoạch học thi
- Rèn luyện sức khỏe
Như vậy, đây là những tiêu chí cốt lõi được nhiều nghiên cứu của Việt Nam đã sử dụng để đánh giá khả năng quản lý thời gian học tập của sinh viên. Chính vì vậy, học viên dự kiến các tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian