Giới thiệu về trường Đại học Thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường đại học thủy lợi (Trang 48 - 67)

Được thành lập năm 1959, Trường Đại học Thuỷ lợi là một trong số ít các trường đại học cơng lập ra đời sớm nhất tại Việt Nam. Trụ sở chính của Trường tại 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Trong gần 60 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Thuỷ lợi đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiên thân của trường là Học Viện Thủy Lợi – Điện Lực, là một trường đại học chuyên ngành các lĩnh vực về Cơng trình thủy, Tài nguyên nước… phục vụ nền Nông nghiệp nước nhà. Từ 2006 đến nay, trường phát triển trở thành một trường đại học đa ngành với hơn 23 ngành đào tạo bậc đại học với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm lên đến 3500 chỉ tiêu trong tổng qui mô đào tạo hơn 13000 học viên cho tất cả các khối đào tạo.

Bảng 1.1 Các ngành do trường Đại học Thủy lợi đào tạo TT Ngành nghề đào tạo TT Ngành nghề đào tạo

1 Kỹ thuật cơng trình thủy 2 Kỹ thuật cơng trình xây dựng

3 Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng 4 Cơng nghệ kỹ thuật xây dựng

5 Quản lý xây dựng

6 Kỹ thuật cơng trình biển 7 Kỹ thuật tài nguyên nước 8 Thuỷ văn

9 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 10 Cấp thoát nước

12 Kỹ thuật cơ khí

13 Kỹ thuật điện, điện tử 14 Công nghệ thông tin

15 Hệ thống thông tin 16 Kỹ thuật phần mềm 17 Kỹ thuật môi trường

18 Kỹ thuật hóa học 19 Kinh tế

20 Quản trị kinh doanh 21 Kế tốn

22 Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật xây dựng

23 Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

1.3.3.2 Một số đặc điểm về quản lý thời gian học tập của sinh viên trường Đại học Thủy lợi

Trong quá trình quản lý, tiếp xúc, trao đổi và quan sát các hoạt động của sinh viên ĐHTL học viên thấy đặc trưng cơ bản trong quản lý thời gian học tập của họ thể hiện như sau:

1. Kết quả phỏng vấn “Nhận thức giá trị của việc quản lý thời gian học tập”: Phần lớn sinh viên đều ý thức được sự cần thiết phải quản lý thời gian để làm các cơng việc của bản thân mình. Các bạn được hỏi đều nhìn nhận cơng việc của mình thì buộc mình phải dành thời gian để thực hiện nó và khơng né tránh. Một số ý kiến cho rằng quản lý thời gian giúp bản thân thực hiện được một nếp sống khoa học, hiệu quả bởi các bạn đều nhận thấy quản lý thời gian giúp bản thân chủ động trong học tập, dễ tiếp thu kiến thức hơn.

2. Kết quả phỏng vấn “Xác định mục tiêu và lập kế hoạch”: Khi được hỏi về mục tiêu của bản thân và cách để đạt được mục tiêu đó, một nửa câu trả lời đều coi mục tiêu của bản thân là đạt kết quả cao trong học tập và ra trường với tấm bằng khá giỏi, có thêm chứng chỉ tiếng anh, tin học... Các ban có phân bổ thời gian học trên lớp và ở nhà. Nhiều bạn có chia nhỏ cơng việc ra thành các việc

bé để liệu xem khả năng thực hiện của bản thân có thể thực hiện được khơng. Cuối cùng bản thân mỗi người đều phải có ý thức tuân thủ nghiêm túc các mục tiêu và kế hoạch mình đã đề ra.

3. Kết quả phỏng vấn “Xác định sự trì hỗn và lãng phí thời gian”: Hầu hết sinh viên đều thừa nhận bản thân có sự trì hỗn trong học tập và công việc. Nguyên nhân xuất phát từ khách quan một chút, còn chủ yếu vẫn là từ sự thiếu kiêm quyết với chính bản thân. Đa phần các bạn sinh viên đều có động thái thẳng thắn nhìn nhận lại bản thân, tự vấn bản thân xem mình đã lãng phí thời gian vì lý do gì. Các bạn đều nêu được các thói quen tốt để tận dụng thời gian của bản thân và có tinh thần nghiêm túc và sự kiên trì trong quá trình học tập và cuộc sống.

4. Kết quả phỏng vấn “Sử dụng công cụ quản lý thời gian”: Hai công cụ chủ yếu mà sinh viên đề sử dụng là điện thoại và đồng hồ báo thức. Một số bạn có thói quen sử dụng giấy để ghi chép mỗi khi cần thiết, tuy nhiên điện thoại có thể thay thế để ghi chép và phục vụ nhiều việc khác. Một vài ý kiến chia sẻ thêm về các phương án dự phòng trong trường hợp quên hay bỏ lỡ mất điện thoại bằng cách nhờ bạn bè, người thân nhắc nhờ…

5. Kết quả phỏng vấn “Cân bằng trong cuộc sống, rèn luyện thể lực và giữ tinh thần thoải mái”: Phần đa sinh viên nội trú có sinh hoạt thể dục thể thao do cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ. Hầu hết sinh viên được hỏi đều có tham gia ít nhật một hoạt động và tham gia với tần suất khá điều độ không ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân. Ngồi ra, sinh viên có sắp xếp các cuộc hẹn đi chơi với bạn bè hay về nhà vào cuối tuần. Có rất nhiều hình thức vui chơi thư giãn được các bạn chia sẻ.

6. Kết quả phỏng vấn “Quản lý thời gian trong kỳ thi”: Sinh viên đều có kế hoạch ơn thi rõ ràng và bắt đầu ôn thi từ rất sớm, nhiều bạn có kế hoạch ơn thi từ ngay trong thời gian học. Sinh viên còn ý thức chuẩn bị đề cương rất kỹ lưỡng, phân biệt rõ ràng giữa ôn tập phần lý thuyết và bài tập. Một số bạn có

thói quen tốt khi bước vào kỳ thi. Các bạn còn đề ra các biện pháp kỷ luật, tự răn đê bản thân để tập trung cố gắng trong kỳ thi, khơng bị lơi là, xao nhãng.

Tóm lại, học viên đã sử dụng tổng hợp các quan điểm về tiêu chí quản lý thời gian cá nhân được nghiên cứu trong nước và trên thế giới để làm tiền đề về lý thuyết cho các tiêu chí quản lý thời gian học tập của sinh viên. Sau đó, nội dung của các tiêu chí quản lý thời gian học tập này sẽ là cơ sở lý thuyết quan trọng để học viên đề xuất các câu hỏi tương ứng với từng tiêu chí đánh giá trước khi tiến hành phỏng vấn sâu sinh viên của trường Đại học Thủy lợi. Cuối cùng, bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập được hình thành sau khi phân tích kết quả phỏng vấn sinh viên và được triển khai thử nghiệm hoàn thiện tại chương tiếp theo của luận văn.

Tiểu kết chương 1

Toàn bộ chương 1, học viên khảo cứu các tổng quan những nghiên cứu trong nước và trên thế giới về quản lý thời gian nói chung và quản lý thời gian học tập của sinh viên nói riêng. Đồng thời, học viên đã phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý thời gian của các học giả thế giới và của Việt Nam và căn bản làm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: kỹ năng, năng lực, tiêu chí đánh giá, quản lý thời gian, kỹ năng quản lý thời gian học tập. Phần cuối chương, học viên đã hệ thống lại các quan điểm về quản lý thời gian nói chung và quản lý thời gian học tập của sinh viên nói riêng để là cơ sở lý thuyết hình đề xuất các tiêu chí trong bộ cơng cụ. Cuối cùng, học viên tiến hành soi chiếu các tiêu chí đó trong thực tế của học tập của sinh viên trường Đại học Thủy lợi bằng việc đưa nội dung các tiêu chí này và bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn sâu các bạn sinh viên tại trường. Kết quả sẽ là hình thành bộ cơng cụ với các tiêu chí cụ thể về quản lý thời gian học tập của sinh viên để triển khai khảo sát thử nghiệm ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ, HÌNH THÀNH VÀ HỒN THIỆN BỘ CƠNG CỤ CHO VIỆC

ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Tiến trình và phương pháp nghiên cứu

Tiến trình nghiên cứu

Tiến trình nghiên cứu của luận văn được chia thành 3 giai đoạn:

2.1.1.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

- Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu của luận văn .

- Sau khi đề cương nghiên cứu đã được hội đồng thông qua, tiến hành triển khai thực hiện các công việc tiếp theo: khảo cứu các tài liệu trong nước và quốc tế đến liên quan đến nội dung của đề cương từ đó xây dựng cơ sở lý luận và khung lý thuyết cho đề tài.

- Xác định các khái niệm về kỹ năng, đánh giá, tiêu chí và các thuật ngữ liên quan.

- Trên cơ sở từ khung lý thuyết của luận văn, đưa ra các chỉ báo tương ứng để làm cơ sở xây dựng các công cụ nghiên cứu cho giai đoạn sau: phiếu phỏng vấn sinh viên, phiếu lấy ý kiến chuyên gia.

2.1.1.2 Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Giai đoạn 2 sẽ kế thửa sản phẩm của giai đoạn 1 để làm cơ sở triển khai nghiên cứu thực tiễn gồm: phỏng vấn sinh viên, giáo viên, gửi phiếu xin ý kiến chuyên gia, thiết kế phiếu và tiến hành khảo sát thử…

- Phỏng vấn bán cấu trúc:

Đối tượng lựa chọn để phỏng vấn là sinh viên của trường Đại học Thủy lợi. Phỏng vấn sử dụng công cụ là Phiếu hỏi bán cấu trúc được xây dựng trên cơ sở

nội dung từ giai đoạn 1.

Mục đích của phỏng vấn nhằm đánh giá sơ bộ thực trạng quản lý thời gian học tập của sinh viên và biết được nhận thức của sinh viên về các tiêu chí về kỹ năng quản lý thời gian học tập được xây dựng trong khung lý thuyết. Tham khảo ý kiến của sinh viên về các chỉ báo đã được nghiên cứu trước đó, bổ xung các chỉ báo phù hợp với thực tiện học tập và sinh hoạt của sinh viên. Tổng kết lại, kết quả của công đoạn phỏng vấn sẽ xây dựng được bộ chỉ báo tương ứng với các tiêu chí và tuân theo nguyên tắc “Đảm bảo tính phù hợp“.

- Thiết kế bảng hỏi:

Tổng hợp nội hàm các chỉ báo để xây dựng thành nội dung phiếu khảo sát. Các câu hỏi được xây dựng có sự tham khảo từ thực tiễn sinh hoạt và học tập của sinh và dựa trên cơ sở các nội hàm của tiêu chí.

- Xin ý kiến chuyên gia:

Trên cơ sở bảng hỏi đã hoàn thiện, học viên gửi bảng hỏi cho các chuyên gia là người có chun mơn về phát triển kỹ năng, các giao viên phụ trách quản lý sinh viên và các giảng viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn sinh viên. Mục đích của cơng đoạn này nhắm nắm rõ sự cần thiết của các tiêu chí, chỉ báo và từng câu hỏi tương ứng. Sơ bộ đưa ra nội dung phiếu khảo sát cho bước khảo sát chuẩn hóa phiếu.

- Phát phiếu khảo sát thử cho sinh viên của trường nhắm mục đích thu thập số liệu hồn thiện cơng cụ khảo sát.

2.1.1.3 Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thành luận văn

Xử lý số liệu: Nhập máy tính, thống kê, tính tốn bằng phần mềm Excel ConQuest. Trong giai đoạn này, học viên tiến hành chuẩn hóa phiếu dựa trên các số liệu thu được và hoàn thiện luận văn.

Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể gồm:

- Khảo cứu các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đánh giá kỹ năng quản lý thời gian nói chung và quản lý thời gian học tập dành cho sinh viên nói riêng, xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian, tham vấn ý kiến của sinh viên, giáng viên kiêm cố vấn học tập.

- Phỏng vấn sâu sinh viên vừa có kết quả học tập tốt vừa là thành viên tham gia hoạt động tích cực thuộc các Ban học tập của khoa, của Hội sinh viên đại học Thủy lợi, phụ trách các Câu lạc bộ, đội tình nguyện hiến máu và sinh viên tình nguyện, thanh niên xung kích.

- Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến các giảng viên thuộc bộ môn Phát triển kỹ năng và các giảng viên trực tiếp giảng dạy để hoàn thiện nội dung tiêu chí và các chỉ báo.

2.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cụ thể gồm:

- Thống kê mức độ cần thiết của các tiêu chí trong bộ cơng cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập của sinh viên nội trú tại trường Đại học Thủy lợi: khảo sát sinh viên đang học tập theo hình thức tín chỉ tại trường Đại học Thủy lợi.

- Sử dụng phần mềm ConQuest để tính độ tin cậy của bộ tiêu chí.

2.1.2.3 Mẫu nghiên cứu

- Mẫu khảo sát thử bộ công cụ: Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Học viên lựa chọn 05 ngành đang tổ chức đào tạo tại trường Đại học Thủy lợi trong năm học 2017-2018, với mỗi ngành học, học viên sẽ lựa chọn một lớp khóa ngành ngẫu nhiên thuộc năm học thứ 2, thứ 3 và tiến

hành phát 20 phiếu tại mỗi lớp. Sinh viên được nhận phiếu sẽ được giảng viên phát ngẫu nhiên. Tổng cộng 05 ngành, học viên đã phát 100 phiếu.

Bảng 2.1 Thống kê số lượng sinh viên được phát phiếu thử nghiệm

STT Ngành Số lượng sinh

viên

1 Cơng trình thủy 20

2 Kỹ thuật tài nguyên nước 20

3 Xây dựng dân dụng và Công nghiệp 20

4 Kinh tế 20

5 Môi trường 20

Tổng 100

Sau khi thu lại phiếu khảo sát, học viên tiến hành nhập phiếu, làm sạch dữ liệu và thu được 62 phiếu đủ tiêu chuẩn để tiến hành phân tích hồn thiện cơng cụ

- Mẫu khảo sát chính thức với sinh viên nội trú tại trường Đại học Thủy Lợi: Tương tự như lần khảo sát thử nghiệm, trong lần khảo sát chính thức học viên sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Học viên lựa chọn 10 ngành đang tổ chức đào tạo tại trường Đại học Thủy lợi trong năm học 2017- 2018, 10 ngành học được lựa chọn là những ngành học có chỉ tiêu tuyển sinh đông đảo trong vài năm trở lại đây. Chuẩn bị cho triển khai phát phiếu khảo sát, học viên liên hệ với bộ phận quản lý ký túc xá để biết khu vực ở của sinh viên thuộc các ngành học trên. Cùng với sự giúp đỡ của đội ngũ sinh viên trong câu lạc bộ sinh viên tình nguyện, học viên triển khai phát phiếu tại các phòng thuộc khu ký túc xá. Do mỗi phòng được bố trí từ 10 – 12 sinh viên nên với mỗi ngành, học viên phát phiếu cho 5 phòng. Tổng cộng 10 ngành, học viên và đội ngũ sinh viên tình nguyện đã phát được 500 phiếu.

Bảng 2.2 Thống kê số lượng sinh viên được phát phiếu chính thức

STT Ngành Số lượng sinh

viên

1 Cơng trình thủy 50

2 Kỹ thuật tài nguyên nước 50

3 Công nghệ thông tin 50

4 Kế toán 50

5 Mơi trường 50

6 Cơ khí 50

7 Xây dựng dân dụng và công nghiệp 50

8 Kỹ thuật điện, điện tử 50

9 Quản lý xây dựng 50

10 Kỹ thuật hạ tầng và phát triển nông thôn 50

Tổng 500

Sau khi thu lại phiếu khảo sát, học viên tiến hành nhập phiếu, làm sạch dữ liệu và thu được 275 phiếu đủ tiêu chuẩn để tiến hành phân tích hồn thiện cơng cụ

2.1.2.4 Công cụ nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sinh viên thuộc ban cán sự lớp, phỏng vấn thành viên của các hội và câu lạc bộ; Xin ý kiến chuyên gia về phát triển kỹ năng, xin ý kiến đóng góp của cố vấn học tập, xin ý kiến góp ý của các giảng viên trực tiếp phụ trách giảng dạy bằng các công cụ nghiên cứu sau:

1. Phiếu phỏng vấn sâu các sinh viên: Trên cơ sở tổng quan nghiên, học viên đã thiết kế phiếu phỏng vấn sinh viên với mục tiêu tìm hiểu các đặc điểm về quản lý thời gian học tập của các em gồm 03 phần:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường đại học thủy lợi (Trang 48 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)