Tiêu chí, chỉ báo đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường đại học thủy lợi (Trang 36 - 39)

Tiêu chí đánh giá là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính và yêu cầu kỹ thuật dùng làm chuẩn để phân loại đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Đánh giá là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi và được hiểu là một q trình thu thập thơng tin một cách có hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên các thông tin thu được. Đánh giá là việc căn cứ vào các chỉ số và các tiêu chí để xác định năng lực và kỹ năng của sinh viên để nhận định, phán đốn và đề xuất các quyết định nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Tiêu chí và chỉ báo về cách sử dụng thời gian: Phương pháp sử dụng thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng của một người trí thức. Căn cứ vào

cách sinh viên sắp xếp và sử dụng thời gian, Shereiber (1983) đã đưa ra năm nhóm người có các cách sử dụng thời gian cá nhân khác nhau:

- Một là người ham học hỏi, cập nhật và bổ sung cho những kiến thức của mình.

- Hai là người tiêu tốn nhiều thời gian cho những người làm ảnh hưởng đến thời gian của mình.

- Ba là người bị ảnh hưởng từ các yêu cầu của bố mẹ đặt ra nên gặp khó khăn khi hồn thành cơng việc.

- Bốn là người trì trệ, họ thường chờ đến phút cuối cùng mới cố gắng để hồn thành cơng việc.

- Năm là người tự mình làm và hoàn thành tất cả mọi việc và không cần đến ai.

Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên có liên quan đến khả năng xác định mục tiêu trong công việc và phương pháp học tập của người học, cùng với đó việc quản lý thời gian cịn liên quan đến khả năng làm việc có kế hoạch của sinh viên.

Tiêu chí và chỉ báo về động cơ học tập: Trong một nền giáo dục xem trọng chất lượng và mong muốn phát triển khả năng học tập suốt đời cho người học, động cơ học tập được xem là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất cần phát triển, vì vậy cũng là tiêu chí chủ yếu cần đánh giá. Theo quan điểm của Leontiev, L.I.Bogiovic (1951) thì động cơ học tập bao gồm các hệ thống chỉ báo sau:

- Hệ thống chỉ báo thứ nhất của tiêu chí động cơ học tập là những mức độ và biểu hiện của sự thiết tha đối với việc học tập. Trạng thái nhập cuộc vào đời sống đại học, một trạng thái tích cực, năng động trong suốt thời gian học là một trong những biểu hiện cơ bản của lòng thiết tha đối với việc học tập. Mức độ nhập cuộc vào việc học tập của người sinh viên ảnh hướng tới sự rèn luyện - phát triển trí tuệ và xã hội, tới chất lượng học tập của sinh viên.

- Thứ hai là chỉ báo về việc xác định rõ ràng những ý định và dự định cá nhân qua việc chọn lựa ngành học. Ở phương diện này, chọn lựa và xác định hướng học của sinh viên là kết quả của một quyết định cá nhân với một niềm tin vững chắc và có lý do. Bên cạnh đó, họ cịn có những dự kiến về cương vị, về cơng việc, về uy tín của nghề nghiệp trong tương lai và về những khó khăn sẽ phải đương đầu.

- Thứ ba là chỉ báo về khả năng tự định cho mình những mục tiêu. Khả năng tự xác định mục tiêu và hướng sự quyết định vào những mục tiêu rõ ràng là biểu hiện rõ nét và sâu sắc động cơ học tập của người học. Khi hướng quyết định vào những mục tiêu rõ ràng thì người sinh viên sẽ chú ý chọn lọc, tách biệt những thông tin nhận được, nhờ vậy định rõ được những nét mấu chốt mà họ cần tập trung hoạt động.

Những chỉ báo để đánh giá khả năng học tập của sinh viên: Sự thành công trong dạy học không gắn nhiều với số lượng kiến thức được nhận mà với những khả năng vận dụng kiến thức. Nhiều cách hoạt động trí óc phải được xác lập và phát triển cho người học từ bậc trung học và cần được người học đại học tiếp tục phát triển trong ngành nghề được đào tạo. Nhóm nghiên cứu Men (1988) đã đề xuất 8 cách hoạt động trí óc. Học quan sát, bao gồm những khả năng, quan sát một tình huống, phân tích tình huống đó và phân biệt những thơng tin chính, sơ đồ hóa tất cả những yếu tố thuộc một vấn đề.

Học thu thập, phân tích và xử lý thơng tin (bao hàm những khả năng rút ra những thông tin từ một tư liệu và ghi chép từ một thông báo hay bài phát biểu. Học cách tổng hợp vấn đề, điều đó địi hỏi phát triển những khả năng tổng hợp, cấu trúc cách giải quyết vấn đề, sắp xếp những thông tin về một đề tài. Học cách khái quát hóa, tức là qui nạp những ý kiến từ những sự kiện, xây dựng một giả thuyết và kiểm tra giả thuyết đó. Học phán đoán hoặc dựa vào những nguyên lý để rút ra những hệ quả. Học thông báo, điều này yêu cầu nhiều hơn các khả năng thể hiện những thông tin bằng sơ đồ, đồ thị, bằng một ngôn ngữ tượng trưng hay

kỹ thuật. Học quyết định và hành động, điều này nhất thiết bao hàm việc lựa chọn đúng đắn những phương pháp thuật toán, phương pháp thực hành, bao hàm khả năng lập và thực hiện một chương trình hành động. Học phán đoán và đánh giá, khả năng phát biểu những tiêu chuẩn đánh giá, đánh giá theo những tiêu chuẩn đã được lựa chọn, hiệu chỉnh một hành động hay một phương pháp.

Tồn bộ những cách hoạt động trí óc nêu trên, nếu được tiến hành đánh giá đều đặn đối với sinh viên thông qua không chỉ thi, kiểm tra mà quan trọng hơn là qua nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau như dạy theo dự án, giải quyết vấn đề, học theo tình huống, thảo luận nhóm, trình bày, viết báo cáo... kết hợp với tăng cường cung cấp các tài liệu tham khảo, trang thiết bị học tập sẽ giúp người học tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề mà họ chưa từng gặp. Nói cách khác, các chỉ báo về khả năng học tập nói trên có thể đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức của người học vào những tình huống khác nhau của công việc thuộc lĩnh vực nghề nghiệp mà họ đang học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường đại học thủy lợi (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)