Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng e–learning dạy học các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3 (Trang 84)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm

Qua thực tế giảng dạy và ý kiến trao đổi của giáo viên, tôi nhận thấy hầu hết học sinh thực hiện học tập nghiêm túc, hăng say, tích cực trong hoạt động nhóm và tham gia vào hoạt động chung của nhóm. Các em tỏ ra rất hứng thú khi được học với bài giảng e-learning.

Sau khi tiến hành thực nghiệm tại khối lớp 3 trường tiểu học Chu Văn An, tôi nhận thấy bài giảng e-learning được xây dựng có tính khả thi, phù hợp với nội dung chương trình hiện hành, mục tiêu bài học và trình độ học sinh.

Tơi đã tiến hành kiểm tra học sinh ở lớp thực nghiệm, yêu cầu học sinh làm bài độc lập, yêu cầu các em làm bài độc lập để nắm được trình độ hiều biết của học sinh. Kết quả bài kiểm tra bằng phiếu học tập sau khi học sinh học với bài giảng e- learning như sau:

Mức độ Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

Số học sinh 5 41 9

Tỉ lệ 9,1% 74,5% 16,4%

Như vậy, việc vận dụng bài giảng e-learning vào dạy học nội dung phép tính trên số tự nhiên vẫn đảm bảo được chất lượng hoạt động dạy học.

Trong q trình thực nghiệm sư phạm, thơng qua một số hoạt động học tập của học sinh, bài giảng e-learning cũng đã khẳng định được tầm quan trọng và cần thiết của mình thể hiện qua sự tương tác một cách tích cực giữa học sinh với máy tính.

Chẳng hạn, đối với hoạt động thực hành luyện tập, với bài tập nhỏ đầu tiên của bài tập 1 bài “Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo)”, học sinh cần sự hướng dẫn của thầy cô để thực hiện bài tập, nhưng đến bài tập 2, bản thân

học sinh đã tự phân bố được công việc, thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm thực hiện bài tập, rồi tự kiểm tra kết quả của bài tập dưới sự hướng dẫn của hội đồng tự quản. Thêm vào đó, bài giảng e-learning được thiết kế đi kèm với nhiều dạng câu hỏi khác nhau với nhiều thao tác khác nhau, nhưng học sinh nhìn chung vẫn thực hiện tốt bài tập và dễ thích nghi, làm quen nhanh với các thao tác riêng cho bài tập. Ví dụ: đối với dạng bài tập trắc nghiệm, học sinh chỉ thực hiện thao tác chọn đáp án mà các em cho là đúng, nhưng đối với bài tập sắp xếp các phép tính, các em lại phải thực hiện thao tác kéo thả chuột để thay đổi vị trí của các phép tính hay bài tập điền vào chỗ trống đòi hỏi các em thực hiện thao tác sử dụng bàn phím máy tính để gõ đáp án mà các em cho là đúng. Ngoài ra, học sinh cũng đã thực hiện được các lệnh trong bài giảng: lệnh kiểm tra câu hỏi, dừng bài giảng, tua bài giảng,…bằng các nút lệnh có trên giao diện bài giảng.

Quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy các em học sinh lớp 3, cụ thể là lớp 3A1 và 3A2 trường tiểu học Chu Văn An đã có khả năng tương tác khá tốt với máy tính, các em thành thạo trong việc sử dụng chuột và tốc độ đánh máy cũng vừa phải, phù hợp với tiến trình bài dạy mà không làm trở ngại bài dạy. Đối với một số học sinh có kĩ năng tốt, các em đã có thể tự sử dụng bài giảng e-learning mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cơ trong q trình thao tác với máy tính.

Qua q trình thực nghiệm, tôi nhận ra, trên thực tế, bài giảng e-learning có những ưu điểm:

- Thu hút được sự chú ý và tập trung của học sinh trong giờ học, phát huy được năng lực tự học, năng lực tự làm việc để tìm ra kiến thức của học sinh.

- Học sinh được tiếp cận với một hình thức dạy học mới có ứng dụng những phương tiện hiện đại.

- Giáo viên nói ít, học sinh hoạt động nhiều, tiết kiệm thời gian trình bày nên giáo viên có nhiều cơ hội hơn để làm việc trực tiếp với học sinh.

- Giờ dạy để lại ấn tượng tốt cho cả giáo viên và học sinh. Tồn tại:

- Mất nhiều thời gian thiết kế bài giảng.

- Khó quản lý học sinh khi các em sử dụng tự học.

- Với một số dạng bài tập, việc thiết kế địi hỏi phải có trình độ và kĩ năng, kĩ thuật sử dụng các phần mềm, các phương tiện phụ trợ tốt. Đây chính là một trong những hạn chế khách quan của bài giảng e-learning.

- Sử dụng bài giảng e-learning trong giờ học có thể làm hạn chế vai trị của giáo viên trong q trình dạy – học, làm mất đi tính chủ đạo của giáo viên trong việc dạy học tại lớp, gây ảnh hưởng đến hoạt động học của học sinh.

- Việc giao tiếp gián tiếp qua các phương tiện còn mới lạ đối với học sinh nên hạn chế khả năng trao đổi giữa học sinh – học sinh và học sinh – giáo viên.

3.5. Ý kiến đề xuất

Qua quá trình thực hiện đề tài và thực nghiệm sư phạm, để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và bài giảng e-learning nói riêng đạt hiệu quả, tơi có một số ý kiến đề xuất sau:

- Nhà trường cần trang bị và đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, đặt biệt là hệ thống máy tính, máy chiếu, ti vi,…có kết nối mạng internet, hệ thống tai nghe, mic,…

- Lập thư viện điện tử về tư liệu, các tài liệu liên quan đến các mơn học nói chung và mơn Tốn nói riêng để giúp giáo viên dễ dàng học tập cách sử dụng và ứng dụng bài giảng e-learning vào dạy học.

- Nâng cao nhận thức về tin học và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho giáo viên qua các hội thảo, chuyên đề, các cuộc họp tổ chuyên môn.

- Tăng cường tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng và các phần mềm khác phục vụ cho quá trình dạy học.

- Tuyển chọn phần mềm dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường. Khuyến khích sử dụng bài giảng e-learning trong dạy học, tổ chức một số cuộc thi cấp trường thiết kế bài giảng e-learning, giảng dạy với bài giảng điện tử.

- Giáo viên cần khai thác triệt để tiện ích và cách sử dụng của phần mềm và tìm hiểu thêm một số phần mềm khác để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Bên cạnh đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng bài giảng e-learning để tự học tại nhà, tạo điều kiện để các em có thể trao đổi với bạn bè cũng như với chính giáo viên về những vấn đề các em chưa nắm rõ, chưa hiểu rõ, những tâm tư, nguyện vọng của các em trong quá trình học trực tuyến hoặc ngoại tuyến với bài giảng e-learning tại nhà.

- Để nắm được chất lượng quá trình tự học với bài giảng e-learning của học sinh, giáo viên cần phối hợp với các lực lượng xã hội khác như phụ huynh, nhà trường để theo dõi, kiểm sốt q trình học của học sinh cũng như có những biện pháp kiểm tra kiến thức và kĩ năng của học sinh bằng những công cụ phù hợp và hiệu quả.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Việc xây dựng và thiết kế bài giảng e-learning phục vụ cho việc dạy học các phép tính trên số tự nhiên cho học sinh lớp 3 là vô cùng cần thiết; khơng chỉ đáp ứng địi hỏi đặt ra của bản thân người học và người dạy mà còn đáp ứng sự phát triển của thời đại. Tuy vậy, vấn đề xây dựng và áp dụng bài giảng e-learning hiện nay vẫn chưa được chú trọng và đầu tư, các tài liệu hướng dẫn thiết kế bài giảng e- learning dành riêng cho giáo viên tiểu học vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và thỏa mãn nhu cầu của đại đa số giáo viên. Vì vậy, tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này.

Trong khóa luận, tơi đã hệ thống hóa các quan điểm của các nhà khoa học, các tổ chức về khái niệm liên quan đến bài giảng e-learning, chuẩn,…và các vấn đề lí luận, cách sử dụng một số phần mềm liên quan trong phạm vi đề tài. Thêm vào đó, tơi cịn tiến hành khảo sát để đánh giá thực trạng về việc thiết kế và sử dụng bài giảng e-learning tại trường tiểu học, nhận thức của giáo viên và năng lực, hứng thú của học sinh đối với vấn đề này, qua đó rút ra được nhiều bài học cho bản thân và lấy đó làm cơ sở để thực hiện chương 2, tiến hành xây dựng một số bài giảng e- learning bằng phần mềm Adobe Presenter 10.

Khóa luận này mong muốn sẽ đóng góp một phần nào đó vào kho tàng lí luận và thực tiễn về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học tại trường tiểu học.cũng như việc thúc đẩy phong trào tự học cho học sinh.

Quá trình thực hiện đề tài có thể có những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ nhiều phía để tơi có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

2. Đề xuất, khuyến nghị

Trong trường tiểu học, học sinh được xem là nhân vật trung tâm, mọi hoạt động cần phải tập trung và hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của học sinh.

Vì vậy, khi tiến hành thiết kế cũng như ứng dụng bài giảng e-learning vào quá trình dạy học tại cơ sở và quá trình tự học của học sinh cũng cần đảm bảo định hướng trên.

Qua việc thực hiện đề tài, bản thân tơi có những đề xuất sau: + Về phía nhà trường:

- Thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về việc thiết kế và sử dụng bài giảng e-learningtrong dạy học các môn học tại trường, đặc biệt là mơn Tốn.

- Từng bước nâng cao hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất tại trường, cho học sinh tiếp cận với các thiết bị công nghệ hiện đại có thể ứng dụng trong dạy học.

+ Về phía giáo viên:

- Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của nội dung dạy học các phép tính trên số tự nhiên cũng như bài giảng e-learning để áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhằm phát triển kĩ năng cho học sinh.

- Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì cần phải nâng cao chất lượng cơng tác giảng dạy của giáo viên. Điều này địi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự say mê với nghề, ln ln tìm tịi, nghiên cứu, áp dụng những phương pháp dạy học mới phối hợp với bài giảng e-learning; từ đó, tạo bầu khơng khí sơi nổi, thoải mái, thân thiện, giúp cho học sinh tích cực và chủ động học tập.

- Bên cạnh đó, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình sách giáo khoa hiện hành, xác định đúng trọng tâm yêu cầu nhằm chủ động về thời gian và lượng kiến thức cần cung cấp.

- Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài giảng e-learning, thiết lập mối quan hệ giữa bài trước với bài sau, xác định những kiến thức cần dạy, phù hợp với học sinh; những kiến thức vượt tầm so với học sinh để xử lí phù hợp.

- Đồng thời, giáo viên cần phải quan tâm, tìm hiểu tình hình thực tiễn lớp học từ đó biết được học sinh thường gặp những khó khăn gì và đưa ra biện pháp khắc phục.

- Bài giảng e-learning khơng chỉ có thể được ứng dụng trong q trình dạy học mà cịn trong q trình tự học vì vậy, giáo viên cần chú ý phát triển khả năng tự học cho học sinh đồng thời tiến hành theo dõi, lưu ý các em trong quá trình các em sử dụng bài giảng e-learning ở nhà để đảm bảo hiệu quả sử dụng của bài giảng e- learning.

- Lợi thế của bài giảng e-learning so với bài giảng thơng thường là học sinh có thể trực tiếp tương tác với bài giảng bằng hệ thống bài tập trắc nghiệm hoặc đưa ra câu trả lời, đây là một trong những điểm mạnh của bài giảng e-learning mà giáo viên có thể khai thác để sử dụng trong quá trình thiết kế bài giảng e-learning. Những câu hỏi yêu cầu học sinh phải trả lời có thể được tận dụng như một cơng cụ để dẫn dắt các em vào bài mới. Muốn sử dụng có hiệu quả hệ thống câu hỏi, giáo

viên cần phải nghiên cứu, trăn trở, suy nghĩ để đưa ra những hệ thống câu hỏi logic, hợp lí nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tư duy của học sinh.

- Để phát triển tư duy cho học sinh, giáo viên cần lưu ý khuyến khích học sinh mở rộng kiến thức, tự tìm tịi kiến thức, hoặc thiết kế những bài tập trên bài giảng e-learning yêu cầu học sinh phải tự tìm tịi thêm kiến thức từ các nguồn khác để thực hiện, từ đó, kích thích sự tị mị, ưa khám phá của các em.

3. Hướng phát triển của đề tài

Trên nền tảng thành công bước đầu của đề tài, chúng tôi thiết nghĩ chất lượng dạy học mơn Tốn cùng với việc phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực tự học của học sinh sẽ thật sự được cải thiện và nâng cao nếu chúng ta khuyến khích các em sử dụng bài giảng e-learning để học tại lớp và tại nhà thường xuyên và lâu dài. Nếu có thêm thời gian và điều kiện, tôi sẽ phát triển đề tài bằng cách thiết kế thêm nhiều bài giảng e-learning với nhiều dạng bài tập và câu hỏi hơn, vận dụng thêm một số phần mềm để thực hiện tạo ra một số trò chơi sinh động, hấp dẫn các em, và đồng thời tôi cũng sẽ mở rộng hệ thống bài giảng e-learning về các nội dung khác trong dạy học toán ở tiểu học chứ khơng riêng gì về các phép tính trên số tự nhiên lớp 3… để các em có cơ hội được học tập lâu dài.

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tơi hi vọng đề tài có thể góp phần tích cực nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học toán bằng bài giảng e-learning, góp phần hưởng ứng xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học tại các trường tiểu học nói riêng và hệ thống trường phổ thơng nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Bernd Meier, Nguyễn văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại – Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Postdam – Hà Nội

2. Nguyễn Trọng Chiến (cb., Nguyễn Hoài Anh (2013), Các phương pháp dạy học

phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học qua mơn Tốn, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội

3. Đỗ Trung Hiệu – Vũ Dương Thụy (1995), Các phương pháp giải toán ở tiểu

học, NXB Giáo dục, Tập 1, Tập 2

4. Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành (2001), Phương pháp

dạy học toán, NXB Giáo dục, Tập 2, phần Thực hành giải tốn.

5. Đỗ Đình Hoan (cb. (2013), Sách giáo khoa Toán 3, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Bá Kim (2008), Phương pháp dạy học mơnTốn, NXB Đại học Sư phạm 7. Quách Quỳnh Nga (2013), Khóa luận tốt nghiệp: “Thiết kế bài giảng e-learning

trong dạy học tự nhiên và xã hội 3”, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội

8. Quách Tuấn Ngọc (2009), Giáo trình hướng dẫn sử dụng Adobe Presenter 7.0,

Cục Công nghệ Thông tin – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Hoàng Phê (cb. (1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội

10. Nguyễn Thị Kim Thoa (2014), Bài giảng Phương pháp dạy học Toán 1 (Đại cương về phương pháp dạy học toán tiểu học.

11. Nguyễn Thị Kim Thoa, “Dạy toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học” in trong Tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh số 6 (71) năm

2015

Tài liệu tiếng Anh:

12. Terry Anderson (2008), The Theory and Practice of Online Learning,

Published by AU Press, Athabasca University

13. UNESCO Bangkok – Asia and Pacific Regional Bureau for Education (2010),

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng e–learning dạy học các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)