CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.3. Dạy học các phép tính trên số tự nhiên ở lớ p3
1.1.3.1. Mục tiêu dạy học các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3
Biết cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100000 bao gồm: thuộc các bảng tính, cách cộng, trừ với các số có 5 chữ số, nhân với các số có ba, bốn chữ số với số có một chữ số, chia số có đến 5 chữ số cho số có một chữ số (chia hết hoặc chia có dư), tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính (có hoặc khơng có dấu ngoặc, tìm thành phần chưa biết của phép tính, tìm một trong
các phần bằng nhau của một số (trong phạm vi các phép chia đơn giản đã học). Thực hiện được tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về cộng, trừ, nhân, chia; cộng, trừncác số có 5 chữ số, nhân các số có ba, bốn chữ số với số có một chữ số, chia số có đến 5 chữ số cho số có một chữ số (chia hết hoặc chia có dư), tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính (có hoặc khơng có dấu ngoặc), tìm thành phần chưa biết của phép tính, tìm một trong các phần bằng nhau của một số (trong phạm vi các phép chia đơn giản đã học). Vận dụng để giải các bài tốn có lời văn và giải quyết một số tình huống trong thực tế.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận và cách trình bày, diễn đạt, cách phát hiện và giải quyết vấn đề, từ đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ, tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống.
1.1.3.2. Nội dung dạy học các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3
Nội dung kiến thức Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
1. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000:
- Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 (tích khơng q 50) và các bảng chia cho 2, 3, 4, 5 (số bị chia không quá 50). Bổ sung cộng, trừ các số có ba chữ số nhớ khơng q một lần.
- Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 (tích khơng q 100) và các bảng chia cho 6, 7, 8, 9, 10 (số bị chia không quá 100).
- Hoàn thiện các bảng nhân và các bảng chia.
- Nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 1000: nhân số có hai, ba chữ số với một số có một chữ số có nhớ khơng q một lần, chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số, chia hết và chia có dư.
- Thực hành tính: tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân nhẩm số có hai chữ số - Học thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 và bảng chia 2, 3, 4, 5; lập được bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 và các bảng chia cho 6, 7, 8, 9, 10; - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000, biết tính nhẩm trong những phép tính đơn giản.
với số có một chữ số khơng nhớ, chia nhẩm số có hai chữ số với số có một chữ số khơng có dư ở từng bước chia. Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000 theo các mức độ đã xác định.
- Làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức.
- Giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép tính, có hoặc khơng có ngoặc.
- Giải các bài tập dạng:
“Tìm x biết: a : x = b” (với a, b là số trong phạm vi đã học)
2. Các số trong phạm vi 100 000
- Phép cộng và phép trừ có nhớ khơng liên tiếp và khơng quá hai lần, trong phạm vi 100 000. Phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số có nhớ khơng liên tiếp và khơng q hai lần, tích khơng q 100 000. Phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Tính giá trị các biểu thức số có đến ba dấu phép tính, có hoặc khơng có dấu ngoặc.
- Biết tính giá trị các biểu thức có đến hai dấu phép tính theo quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. Biết gọi tên thành phần và kết quả của phép tính, biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính trong các bài toán dạng: x + a = b; x - a = b; a - x = b; a × x = b; x : a = b; a : x = b
Với a, b là các số trong phạm vi 100 - Thực hiện được phép cộng và phép trừ có nhớ khơng liên tiếp, không quá hai lần, trong phạm vi 100 000, phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số có nhớ khơng liên tiếp và khơng q hai lần, tích khơng q 100 000, phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. Tính được giá trị biểu thức số có ba dấu phép tính.
1.1.4. Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh lớp 3 trong giờ học có sử dụng bài giảng e-learning hoặc tự học với bài giảng e-learning