CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.4. Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh lớ p3 trong giờ học có sử
Đối với học sinh đầu bậc tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, tri giác của các em thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn (tri giác sự vật). Những gì phù hợp với nhu cầu của các em, thường gặp trong cuộc sống và gắn với hoạt động thường nhật của các em thì mới được các em tri giác. Ngồi ra, tính cảm xúc thể hiện rõ trong hoạt động tri giác của học sinh lớp 3, các em rất dễ xúc động nên những gì trực tiếp gây ra xúc cảm, khơi gợi được hứng thú, sự tò mò, được các em tri giác tốt hơn. Ở giai đoạn này tư duy trực quan ở các em chiếm ưu thế. Các em thích cụ thể, sinh động. Thơng qua những sự vật, hiện tượng cụ thể trực qua đó các
em tư duy để đưa đến khái niệm hay kiến thức mình cần biết. Ngồi ra, các em rất hiếu động , thích khám phá, ham hiểu biết cái mới, song các em chóng chán. Vì thế, nếu bài giảng e-learning được thiết kế đảm bảo tính thẩm mỹ, mới lạ, phù hợp với “thị hiếu” của học sinh, thu hút được chú ý của các em thì được các em tri giác và tiếp thu tốt.
Thêm vào đó, ở lứa tuổi lớp 3, học sinh đang trong giai đoạn phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất. Khả năng chú ý, tập trung của trẻ cịn thấp. Trẻ khơng thích thực hiện các cơng việc đơn điệu có tính chu kì, trái lại các em rất có hứng thú với những hình ảnh, phim, âm thanh, trị chơi,… Vì thế, bài giảng e-learning rất phù hợp với trẻ ở lứa tuổi này.
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng khi sử dụng bài giảng e-learning để tự học hoặc nghe giáo viên giảng có kết hợp bài giảng e-learning hiểu bài và nắm vấn đề rất nhanh, tuy nhiên, các em lại nhanh quên. Bởi vậy trong quá trình thiết kế bài giảng e-learning, người thiết kế cần chú ý thiết kế các công cụ kiểm tra kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã nắm được qua bài giảng để từ đó, có những biện pháp bổ sung kịp thời.
1.2. Thực trạng vận dụng bài giảng e-learning trong dạy và học các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3