Kiểm tra và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý dạy học tiếng anh tại các trường THPT huyện thủy nguyên hải phòng (Trang 27 - 28)

Trong quá trình DH ngoại ngữ, kiểm tra đánh giá có một ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt giáo dục lẫn giáo dưỡng. Kiểm tra trước hết đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình điều khiển hoạt động dạy và học và giúp cho thầy trò nắm được chính xác kết quả của từng khâu, từng giai đoạn,do đó có được những biện pháp điều khiển kịp thời để hoạt động đúng mục tiêu và đem lại kết quả cao. việc đánh giá học tập bằng số điểm cho sau mỗi lần kiểm tra có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, duy trì sự u thích thường xuyên với môn học,làm cho người dạy và người học thấy rõ được hiệu quả lao động của mình trước sự mong muốn và địi hỏi của xã hội, nhà trường và gia đình. Để kiểm tra đánh giá cần tuân thủ các yêu cầu sau:

- Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu để có phương pháp đánh giá phù hợp,đồng thời mới xác định được nội dung KT-ĐG .

- Đánh giá phải đảm bảo tính thường xuyên, hệ thống và tồn diện. trong q trình học ngoại ngữ phải sử dụng loại hình kiểm tra đánh giá vào các thời điểm khác nhau: kiểm tra dầu vào, thường kỳ đầu ra.

- Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chính xác kết quả học tập của HS. Xây dựng một đề kiểm tra ngoại ngữ thì phải chú ý: bài kiểm tra phải tương ứng với toàn bộ vấn đề cần đánh giá. Độ dài của bài kiểm tra phải phù hợp với thời gian làm bài, tránh quá dài hoặc quá ngắn.

- Mục tiêu, yêu cầu của mỗi bài kiểm tra cần phải xác định theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại thời điểm kiểm tra.

- Lựa chọn và sử dụng các loại câu hỏi một cách hợp lý. Có nhiều cách xếp loại câu hỏi sử dụng trong KT-ĐG. Thông thường xếp loại theo cách chấm, người ta phân biệt 2 loại câu hỏi: câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Cả 2 loại này đều có khả năng khảo sát thành tích của người học, tuy nhiên cần sử dụng cả 2 trong kiểm tra ngoại ngữ vì mỗi loại đều có mặt ưu, nhược điểm. Hiện nay đang có xu thế sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong KT-ĐG.

Hoạt động này trong q trình đào tạo ln là cơng việc chính của các GV đứng lớp. Chính các GV là người tự ra đề kiểm tra trong lớp học, tự thực hiện chấm điểm cũng là người tự quản lý, sử dụng kết quả kiểm tra để phản hồi cho người học và cải thiện q trình giảng dạy. Do đó vấn đề được đặt ra là phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV ngoại ngữ tại các trường THPT một cách tồn diện, để họ có thể đưa ra những quyết định và áp dụng những cách làm có tác động tốt đến quá trình giảng dạy. Và điều này chỉ có thể làm được thơng qua việc nâng cao vai trị chun mơn của bộ mơn ngoại ngữ tại các trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý dạy học tiếng anh tại các trường THPT huyện thủy nguyên hải phòng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)